Thành phố Hồ Chí Minh

Gỡ khó cho cơ sở lưu trú du lịch

Để đạt được mục tiêu năm 2023 đón 5 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa với tổng thu du lịch đạt 160.000 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh cần có giải pháp cụ thể phát triển hiệu quả lĩnh vực khách sạn, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch, tăng độ dài lưu trú và kích thích chi tiêu của du khách...

Các cơ sở lưu trú gặp nhiều khó khăn

Sau khi mở cửa lại hoạt động du lịch, với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp trong hệ sinh thái du lịch, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ giải pháp phục hồi và đạt được những kết quả quan trọng. Năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến thành phố đạt hơn 34,7 triệu lượt (tăng 271% so cùng kỳ năm 2021), tổng thu du lịch đạt gần 131.140 tỷ đồng (tăng 196,4% so với cùng kỳ năm 2021).

Theo đại diện Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, một trong những lợi thế so sánh của ngành du lịch nơi đây so với các tỉnh, thành phố khác là hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch rộng khắp với hơn 3.227 đơn vị các loại, tương ứng với hơn 65.000 phòng, đủ điều kiện kinh doanh. Trong đó, 325 khách sạn được xếp hạng từ 1 - 5 sao, tương ứng với 17.613 buồng/phòng đạt tiêu chuẩn; 2.902 khách sạn đạt tiêu chí tối thiểu cơ sở vật chất và kỹ thuật dịch vụ, tương ứng với hơn 48.000 buồng/phòng đạt tiêu chuẩn. Đối với hệ thống khách sạn từ 4 - 5 sao, trong năm 2022 công suất bán buồng/phòng bình quân đạt từ 75% trở lên, ổn định về tình hình kinh doanh và doanh thu của cả năm 2022. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết, hệ thống khách sạn quy mô vừa và nhỏ hạn chế về nguồn khách quốc tế nên chưa kịp phục hồi. Nguồn lực nhân sự chất lượng cao chuyển sang nghề khác và rất ít khả năng quay lại. Chưa kể, phần lớn khách sạn vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh chưa đáp ứng tiêu chí về kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định, tập trung ở tiêu chí an ninh, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy...

Thực tế cũng cho thấy, thị trường du lịch đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình kinh doanh, giữa truyền thống và loại hình đặt phòng qua trang bán phòng online (Booking, Agoda, Traveloka...). Trong khi đó, nhóm đối tượng kinh doanh truyền thống hạn chế về công nghệ quảng bá, tiếp thị, trải nghiệm cho khách hàng... nên doanh số bán phòng và mức độ thu hút khách lưu trú bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến việc xuất hiện tình trạng khách sạn đóng cửa tạm dừng kinh doanh hoặc thay đổi loại hình kinh doanh sau đại dịch Covid-19.

Theo đại diện hệ thống khách sạn A25 Nguyễn Thị Thúy Loan, trong 3 năm dịch Covid-19, A25 đã đóng cửa ít nhất 2 năm. Mở cửa trở lại khoảng 1 năm trở lại đây, cơ sở vật chất bị xuống cấp theo thời gian, doanh thu sụt giảm… nên các nguồn vốn nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất hầu như không còn. Đại diện khách sạn Wink (TP. Hồ Chí Minh) Nguyễn Hoàng Như Thảo chia sẻ, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các khách sạn, hàng loạt thị trường khách du lịch lớn và trọng điểm phải đóng cửa. Đồng thời, những yếu tố này cũng thay đổi hành vi khách hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Cần có giải pháp cụ thể

Năm 2023, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa với tổng thu du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. Đây cũng là cơ hội cho ngành kinh doanh khách sạn thành phố tiếp tục được cải thiện, khôi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh cần tìm ra giải pháp cụ thể phát triển hiệu quả lĩnh vực khách sạn, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch, tăng độ dài lưu trú và kích thích chi tiêu của du khách...

Theo Trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận 1 Đỗ Thị Ánh Tuyết, quận đang nghiên cứu và dự kiến triển khai những sản phẩm du lịch về đêm mang tính đặc thù, truyền thống của địa phương hướng đến gia tăng sự trải nghiệm và thu hút du khách đến lưu trú tại quận 1 nói riêng, TP. Hồ Chí Minh nói chung. Đồng thời, phối hợp liên ngành xây dựng Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án phát triển kinh tế dịch vụ cho quận 1; xây dựng các phương án về việc tái tổ chức hoạt động chợ Bến Thành; tổ chức các hoạt động thương mại, dịch vụ trên tuyến đường Lê Lợi...

Ngoài ra, cùng với việc có chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân lao động giàu kinh nghiệm, chất lượng cao; khuyến khích, thu hút, kêu gọi người lao động đã có kinh nghiệm trở lại làm việc; các cơ sở lưu trú cũng cần chủ động kết nối với cơ sở đào tạo du lịch trong việc cập nhật thông tin, hợp tác, liên kết đào tạo nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ lưu trú, phát triển các dịch vụ mới trong hoạt động lưu trú có tính cạnh tranh cao để nâng cao thương hiệu cho cơ sở lưu trú.

Xã hội

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em. Ảnh: Mỹ Hạnh
Đời sống

Bảo đảm tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em

Công an tỉnh An Giang cho biết, hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có biểu hiện rất đa dạng. Theo số thống kê trong năm 2024, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mang tính chất nghiêm trọng.

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa
Xã hội

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa

Sáng 7.11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
Đời sống

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền
Sức khỏe

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền

Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi, đầu tư, bảo tồn, phát triển, phát huy tiềm năng thế mạnh của dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu Việt Nam; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cùng Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam – VIETFAIR phối hợp tổ chức “Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ Dược liệu toàn Quốc lần thứ Hai, năm 2024 – VIETRAMED EXPO 2024”.

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.