Xây dựng bản đồ công nghệ và lộ trình công nghệ:

Giúp doanh nghiệp đầu tư công nghệ đúng hướng

(ĐBNDO) - Việc xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ đang được Bộ KHCN triển khai được kỳ vọng sẽ đưa ra được bức tranh toàn cảnh, chính xác về KHCN nước nhà. Qua đó, giúp doanh nghiệp thấy được tương quan công nghệ của mình so với đối thủ, với thế giới, từ đó có những định hướng đầu tư phát triển công nghệ đúng hướng, hiệu quả; ở góc độ quốc gia, giúp cho việc hoạch định các chiến lược phát triển KHCN hiệu quả và khả thi hơn.

Khó khăn vì số liệu, dữ liệu công nghệ tản mát

Tại quyết định phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng và triển khai lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, dựa trên cơ sở nền tảng là hệ thống bản đồ công nghệ và lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ. Hiện tại, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ được Bộ KHCN giao chủ trì thực xây dựng bản đồ công nghệ và lộ trình công nghệ.

Mục tiêu xây dựng bản đồ công nghệ nhằm hệ thống rõ nét về hiện trạng công nghệ  ở Việt Nam gắn liền với thị trường và sản phẩm. Bản đồ công nghệ sẽ giúp chỉ ra những loại công nghệ chúng ta đang sở hữu, khoảng cách công nghệ của Việt Nam so với phần còn lại của thế giới. Đồng thời, bản đồ công nghệ cũng sẽ thể hiện chỉ số năng lực vận hành, năng lực nghiên cứu và khả năng đáp ứng đối với yêu cầu phát triển công nghệ, sản phẩm. Trên cơ sở bức tranh này, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ sẽ được xây dựng để xác định thế mạnh của chúng ta ở phân khúc thị trường nào, với các sản phẩm gì, có đặc tính kỹ thuật như thế nào, và cần phải phát triển công nghệ gì để có các sản phẩm đó. < /p>

Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ Tạ Việt Dũng cho biết, hiện đơn vị đang hoàn thiện phương pháp luận về xây dựng bộ sách tài liệu hướng dẫn xây dựng Bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ. Đồng thời, xây dựng thí điểm lập bản đồ công nghệ trong lĩnh vực khuôn mẫu, tiếp theo sẽ tập trung cho toàn ngành cơ khí. Trọng tâm xây dựng bản đồ công nghệ sẽ tập trung vào công nghệ cao, một số sản phẩm quốc gia như lúa gạo, vaccine… Nhìn chung, bản đồ công nghệ của Việt Nam đang ở mức độ hoàn thành việc đánh giá hiện trạng, chỉ ra được khoảng cách công nghệ và những công nghệ đó được phân bố ở những khu vực nào, từ đó định hướng đầu tư nghiên cứu những công nghệ mà chúng ta đang thiếu.

Lần đầu tiên được triển khai nên hoạt động xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ gặp nhiều khó khăn. Theo ông Tạ Việt Dũng, khó khăn lớn nhất khi thực hiện là việc huy động lực lượng chuyên gia và hệ thống số liệu, dữ liệu về công nghệ, đặc biệt là công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp hiện còn tản mát và chưa được thống kê, theo dõi thường xuyên đã gây khó khăn cho quá trình thu thập dữ liệu. Ngoài ra, việc làm sao để xây dựng được quy trình, phương pháp lập bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của Việt Nam và có được sự đồng thuận từ các Bộ, ngành và doanh nghiệp cũng không hề đơn giản.

Nguồn: congluan.vn
Nguồn: congluan.vn

Định hướng để tối ưu hóa đầu tư công nghệ cho doanh nghiệp

 Để có được bức tranh toàn cảnh, xác thực về hiện trạng phát triển của công nghệ Việt Nam cần phải có nguồn lực từ nhà nước và xã hội. Về nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ KHCN của chúng ta có thể đáp ứng được. Về tài chính, bên cạnh một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước phải huy động chủ yếu từ phía doanh nghiệp. Đồng thời, phải có được các đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập dữ liệu, số liệu thống kê, tư vấn cho doanh nghiệp, cùng với các cơ quan nhà nước đánh giá trình độ công nghệ của nền kinh tế, góp phần xây dựng bản đồ quốc gia về công nghệ. - Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân

Doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động đổi mới công nghệ. Để có thể đổi mới công nghệ một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ của mình với những mục tiêu rõ ràng, cụ thể về sản phẩm và công nghệ để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, đặc biệt là khi tiến hành đầu tư công nghệ đa thế hệ. Thông qua bản đồ công nghệ, doanh nghiệp đánh giá được thực trạng công nghệ của mình so với các đối thủ cạnh tranh, có kế hoạch phát triển và đổi mới công nghệ một cách thiết thực và hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất chất lượng và tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể tự mình đầu tư đổi mới công nghệ nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng, hỗ trợ thông qua hệ thống KHCN đóng vai trò quan trọng. Bản đồ công nghệ và lộ trình công nghệ ngành sẽ chỉ ra được cơ sở để nhà nước định hướng đầu tư vào các công nghệ cơ bản, hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển KHCN cũng như chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực một cách khoa học, khả thi và đúng hướng.

Cùng với đó, một trong những giá trị quan trọng của bản đồ công nghệ và lộ trình công nghệ là hỗ trợ cho việc định hướng các nghiên cứu, xác định rõ các mục tiêu và hiệu quả mang lại của các nhiệm vụ nghiên cứu đối với các nhà khoa học, doanh nghiệp, kể cả các viện, trường công lập, tránh tình trạng nghiên cứu trùng lặp và lãng phí, nghiên cứu những đề tài thiếu tính khả thi, bỏ ngăn kéo hoặc nghiên cứu thứ thiên hạ đã có rồi. Dẫu biết sáng tạo là không có bến bờ, nhưng việc chỉ ra các xu hướng công nghệ tương lai cũng góp phần quan trọng trong việc đưa ra các chỉ dấu đáng tin cậy để các hoạt động R&D của các doanh nghiệp, nhà khoa học bớt phần rủi ro hơn.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.