Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

Gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập của người dân, thành phố Hà Nội chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp. Do đó, diện mạo nông thôn mới ở nhiều địa phương có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại tạo nên không gian sống thân thuộc, yên bình cho người dân. Việc quan tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp cũng là cách để người dân địa phương tích cực, tự giác hơn trong xây dựng nông thôn mới.

Nét đẹp ở các làng quê

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu, diện mạo các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi thay tích cực. Các tuyến đường làng ngõ xóm ngày càng được mở rộng, bê tông hóa, thảm nhựa phẳng lỳ, sạch sẽ; nhiều tuyến đường hoa, cây xanh có lắp đặt điện chiếu sáng, camera an ninh; các công trình nhà văn hóa được xây dựng kiên cố, rộng rãi, là nơi hội họp của người dân và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; hệ thống mạng wifi miễn phí đáp ứng nhu cầu truy cập thông tin của người dân… Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng đồng bộ và hiện đại, điều đặc biệt hơn cả là rất nhiều làng quê của Thủ đô còn giữ được vẻ đẹp truyền thống của những cây đa, giếng nước, mái đình, cổng làng, những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Yên Sở (huyện Hoài Đức) là xã ven đô với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng vẫn giữ được những nét đẹp mộc mạc, cổ kính, thân thương của một làng quê Bắc Bộ xưa với nhiều công trình kiến trúc cổ, nghi lễ, những quy tắc, luật lệ truyền thống và nhiều nét văn hóa riêng có. Theo người dân nơi đây, Yên Sở vốn là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, nổi tiếng với di tích Quán Giá và Rừng Giá đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1991. Yên Sở cũng sở hữu nhiều giếng cổ nên được nhiều người biết đến qua câu ca cổ “đình không xà, làng có 73 cái giếng”. Dù đang thực hiện các tiêu chí để trở thành phường nhưng xã Yên Sở luôn quan tâm, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể của địa phương. Hiện, Yên Sở còn giữ được khoảng 30 giếng cổ và được chính quyền địa phương cùng Nhân dân xây dựng khuôn viên sạch sẽ, làm rào chắn để bảo vệ giếng và bảo đảm an toàn cho trẻ em.

cq1.jpg
Hà Nội chú trọng kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hồng Đạt

Còn xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì đang cho thấy một bức tranh của miền quê cách mạng đã đổi thay toàn diện, rộn ràng nhịp sống mới. Sự chuyển mình về kinh tế, văn hóa là những giá trị cốt lõi mà NTM kiểu mẫu ở địa phương đem lại cho người dân. Yên Mỹ đã có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Đặc biệt, tại các tuyến đường chính, người dân trồng các vạt hoa thạch thảo, ngũ sắc, hoa hồng… xóa bỏ hoàn toàn các điểm rác thải. Điều đặc biệt ở đây là Yên Mỹ tổ chức nhà truyền thống để lưu giữ các hiện vật lịch sử của cộng đồng địa phương truyền lại cho các thế hệ sau. Hiện “Bảo tàng làng Yên Mỹ” trưng bày hơn 300 hiện vật, chủ yếu là vật dụng gắn bó với lao động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, có hiện vật tuổi đời hơn 100 năm, được đóng góp từ hơn 80 cá nhân, như: chiếc cối xay thóc thành gạo; xay gạo thành bột, các dụng cụ cày, bừa, dụng cụ sinh hoạt của nhà nông.

Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố Nguyễn Văn Chí, quá trình xây dựng NTM, ngoài những tiêu chí cứng về xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội rất chú trọng đến các tiêu chí “mềm” trong lĩnh vực văn hóa, nhất là trong xây dựng và phát huy công năng của các thiết chế văn hóa. Tiêu biểu là tại các xã, các mô hình câu lạc bộ, đội, nhóm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao… không ngừng được nhân rộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn.

Minh Quang là xã miền núi đầu tiên của huyện Ba Vì và của thành phố Hà Nội đã “cán đích” xây dựng NTM nâng cao, trở thành điểm sáng cho nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Một trong những điểm nhấn ấn tượng ở vùng quê sơn cước này, đó chính là văn hóa dân tộc Mường được bảo tồn, phát triển. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Tiến Tha cho biết, những năm gần đây, được sự quan tâm của thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì, xã Minh Quang đã cơ bản trang bị đủ dàn cồng chiêng cho các thôn. Theo đó, ở các thôn có đồng bào dân tộc Mường đều thành lập được các câu lạc bộ cồng chiêng. Hằng năm, xã Minh Quang còn tổ chức “Ngày hội bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, không chỉ đem lại niềm vui to lớn cho đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, bảo tồn nét đẹp văn hóa riêng có của địa phương.

Một trong những nét mới khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 là bảo đảm NTM phát triển hài hòa, bền vững, giàu bản sắc, nâng cao dân trí và chất lượng sống cho người dân. Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã quan tâm bố trí nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện các tiêu chí về văn hóa. Bên cạnh đó, Hà Nội đã chú trọng khai thác, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa đa dạng, đặc sắc và coi đó là tài sản quý cần bảo vệ và phát huy để nông thôn không chỉ giàu, đẹp mà còn đậm đà bản sắc văn hóa. Nhờ đó, diện mạo NTM của các địa phương ở Hà Nội không chỉ mang nét hiện đại, sôi động của phố thị mà còn giữ được nét giản dị, yên bình vốn có.

Còn ở thôn 6, xã Vân Phúc (huyện Phúc Thọ), nhà văn hóa thôn được xây dựng từ năm 2015 đến nay đã trở thành một trong những “điểm hẹn tinh thần” cho người dân với rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội họp. Ông Bùi Gia Điều (người dân thôn 6) cho biết, nhà văn hóa có 2 sân bóng nên chiều nào cũng có hơn 40 người cao tuổi tập trung để chơi bóng chuyền hơi. Đây cũng là nơi sinh hoạt của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau với nhiều hoạt động ý nghĩa. Hằng ngày, các thành viên gặp gỡ ở nhà văn hóa để trao đổi kinh nghiệm giữ gìn sức khỏe, thể dục dưỡng sinh, ca hát. Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 6 Đặng Văn Mão phấn khởi chia sẻ: nhờ có NTM, các công trình hạ tầng nông thôn, trong đó có các nhà văn hóa được xây dựng khang trang, rộng rãi, trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, gắn kết tình làng nghĩa xóm”.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố Nguyễn Văn Chí cho biết, trong số 19 tiêu chí của bộ tiêu chí xây dựng NTM, NTM nâng cao có 2 tiêu chí liên quan đến lĩnh vực văn hóa, là tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 16 về văn hóa. Đến thời điểm này, toàn thành phố có 2.339 nhà văn hóa/2.362 thôn, đạt tỷ lệ 99,3% số thôn có nhà văn hóa. Ở các thôn, xã ngày càng có nhiều phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. “Mục tiêu cao nhất của chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân theo tiêu chí của hạnh phúc. Bên cạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, Hà Nội luôn quan tâm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương. Tuy nhiên, không “mặc đồng phục” như nhau mà khuyến khích các địa phương phát huy từ thế mạnh, đặc thù, truyền thống để đem lại nét riêng, đa dạng hóa mô hình NTM ở Thủ đô”, ông Chí khẳng định.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố Hà Nội)

Trên đường phát triển

Tỉnh Ninh Bình quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện
Trên đường phát triển

Để trẻ em nghèo được chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện

Để giúp các em, nhất là những trẻ em nghèo được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa như: triển khai các chính sách bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, có chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, tư pháp...

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.