Hà Nội xây dựng hệ thống đa kênh hỗ trợ thành lập doanh nghiệp

Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm xây dựng hệ thống đa kênh hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2025, thành phố ghi nhận trên 4.700 hồ sơ đăng ký kinh doanh, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2024.

Số liệu này phản ánh môi trường kinh doanh tại Hà Nội có thể đang đối mặt với những thách thức nhất định, từ kinh tế, chính sách, đến xu hướng thị trường, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một hệ thống hỗ trợ đăng ký kinh doanh hiệu quả để đáp ứng lượng lớn doanh nghiệp mới.

Hà Nội đặt mục tiêu thành lập mới 150.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30.000 doanh nghiệp mỗi năm. Hà Nội đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Vì vậy, Đề án đặt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua việc hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn trực tiếp và trực tuyến; đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hành chính công.

cchc-tay-ho.jpg
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Tây Hồ. Ảnh Đ.Tâm

Đề án cũng hướng tới xây dựng một hệ thống hỗ trợ đa kênh bền vững, hiệu quả, và có khả năng thích ứng với kỷ nguyên số trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm cơ chế hồ sơ hành chính "làn xanh" để ưu tiên xử lý nhanh đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành trọng điểm.

Đồng thời hướng đến việc tăng tỷ lệ hồ sơ đăng ký kinh doanh được tư vấn, hướng dẫn và tiếp nhận thành công trên các nền tảng vào năm 2025; hỗ trợ, hướng dẫn cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh mỗi năm; nâng cao sự hài lòng của người dân/doanh nghiệp lên trên 90%...

Đề án sẽ khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, giảm tải cho các kênh truyền thống; nâng cao chất lượng hồ sơ bằng cách sử dụng công nghệ để xác thực, phát hiện và loại bỏ các hồ sơ không hợp lệ ngay từ đầu; thiết lập "làn xanh" cho các hồ sơ đăng ký kinh doanh thuộc nhóm ưu tiên, nhằm hỗ trợ nhanh các doanh nghiệp có tiềm năng đóng góp lớn vào GRDP.

Phạm vi hỗ trợ là tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ dịch vụ pháp lý trước và sau khi doanh nghiệp được hình thành: Cung cấp thông tin chi tiết về quy trình đăng ký, các giấy tờ cần thiết và các dịch vụ cần thiết khác trước và sau khi đăng ký kinh doanh; hỗ trợ lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp; hỗ trợ tư vấn chuyên sâu; hỗ trợ kỹ thuật: Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hỗ trợ nộp hồ sơ trực tuyến; hỗ trợ từ xa.

Đề án thực hiện thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ ngày 1-4-2025 đến hết ngày 30-6-2025) bao gồm các phần việc: Phối hợp với các Chi nhánh số 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội; các đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý tổ chức bố trí quầy và nhân sự; xây dựng và tổ chức triển khai quy chế, quy trình phối hợp thực hiện việc hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; thí điểm cơ chế "làn xanh" tại Chi nhánh số 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố, tập trung vào các doanh nghiệp công nghệ số và dự án đầu tư trọng điểm.

Giai đoạn 2 (từ ngày 1.7.2025 đến hết tháng 12.2025), gồm các phần việc - nhân rộng mô hình tới các chi nhánh khác thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố; mở rộng "làn xanh" đến các chi nhánh khác dựa trên kết quả thí điểm.

Trên đường phát triển

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô được nâng cao cả chất và lượng.
Trên đường phát triển

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp
Trên đường phát triển

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, ngày 7.6.2022, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”. Sau 3 năm triển khai Đề án, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn đã đạt được một số kết quả nhất định. Đây là nỗ lực được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.