Đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản xuất của nông dân

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, Quỹ khuyến nông thường dành 15 - 20% tổng nguồn vốn giải ngân trong năm để ưu tiên hỗ trợ cho vay những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch của địa phương.

Giúp nông dân vươn lên làm giàu, phát triển kinh tế

Với nguồn vốn được hỗ trợ, nhiều hộ nông dân trên địa bàn Thủ đô đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất quy mô lớn; anh Bùi Văn Cận (xã Tân Xã, huyện Thạch Thất) cho biết, những năm qua, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đầu ra của sản phẩm lại bấp bênh. Tuy nhiên, nhờ nguồn vốn vay 500 triệu đồng từ Quỹ khuyến nông Hà Nội, gia đình anh đã nuôi thêm 2.000 con gà thương phẩm (giống gà ta lai mía), mua thức ăn và mở rộng quy mô chuồng trại.

Còn tại trang trại của hộ ông Lê Văn Trẻo (thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai) có quy mô gần 10ha đang nuôi hàng nghìn con vịt đẻ và cá thương phẩm. Với hình thức chăn nuôi vịt khép kín kết hợp nuôi cá ứng dụng công nghệ cao, trung bình mỗi năm, gia đình ông Trẻo bán ra thị trường hơn 4 triệu quả trứng vịt và gần 100 tấn cá các loại, thu lãi 700 triệu đồng.

anh-3.jpg
Trang trại của hộ ông Lê Văn Trẻo (thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai) có quy mô gần 10ha đang nuôi hàng nghìn con vịt đẻ và cá thương phẩm.

Theo ông Lê Văn Trẻo, với khoản chi phí thức ăn cho hơn 10.000 con vịt đẻ lên đến hàng chục triệu đồng mỗi ngày khiến gia đình không khỏi lo lắng về nguồn vốn đầu tư. Từ năm 2014 đến nay, gia đình tôi được vay 2 lần từ nguồn vốn Quỹ khuyến nông Hà Nội (mỗi lần 450 triệu đồng). Nhờ có nguồn vốn lớn, lại được giải ngân kịp thời, gia đình làm ăn ngày một khấm khá, hoàn trả nợ đúng thời hạn.

Đánh giá về hiệu quả và sự lan tỏa của Quỹ khuyến nông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương thông tin, Quỹ khuyến nông đã giúp các hộ trên địa bàn thành phố mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất quy mô lớn, sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nhờ có nguồn vốn này, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế, thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Ưu tiên hỗ trợ các mô hình ứng dụng công nghệ cao

Trưởng phòng Quản lý Quỹ khuyến nông (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội) Nguyễn Duy Nam cho biết, Quỹ dành để cho vay các khoản vốn lưu động như giống, thức ăn, thuốc thú y, công lao động… trong đó người dân phải đối ứng 50% để tăng thêm tính trách nhiệm.

Khi thẩm định phương án vay với chăn nuôi phải xem xét kỹ tài sản thế chấp, nguyện vọng của hộ vay và cả trang trại, nhà kho, địa điểm, trồng cây làm thức ăn cho vật nuôi. Đơn cử, về quy mô chuồng trại, chuồng nuôi bò phải bảo đảm hơn 4m2/con, chuồng nuôi lợn phải đạt hơn 1m2/con, chuồng nuôi gà, vịt phải đạt 10 con/m2. Cùng với đó, phải đáp ứng cơ sở vật chất, đường điện, nước, máng ăn uống… đầy đủ, đúng quy chuẩn.

Ông Nguyễn Bùi Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất (UBND huyện Thạch Thất) cho biết, để sử dụng vốn đúng mục đích và tránh rủi ro, thất thoát vốn ở mức thấp nhất, cán bộ của đơn vị luôn sát sao nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các hộ vay vốn trên địa bàn huyện. Nếu việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích sẽ bị thu hồi vốn vay trước thời hạn và những hộ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai, gặp khó khăn sẽ được xem xét gia hạn trả nợ.

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thông tin, thời gian tới Quỹ khuyến nông tiếp tục sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và sẽ ưu tiên hỗ trợ các mô hình ứng dụng công nghệ cao. Mặt khác, phát triển và nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn, các chuỗi liên kết sản xuất, mô hình chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Qua đó, tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cung ứng cho người dân Thủ đô.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương, để nâng cao hoạt động của Quỹ khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị của ngành nông nghiệp Thủ đô cần phối hợp với chính quyền địa phương tập trung khảo sát nhu cầu vay vốn đối với các vùng sản xuất tập trung, vay vốn mua máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất. Đồng thời, tiến hành thẩm định và giải ngân kịp thời, đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản xuất của các hộ nông dân.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm khuyến nông Hà Nội)

Đời sống

Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025
Xã hội

Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025

Hội Liên Hiệp Phụ nữ huyện Tràng Định vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Bình Nghi (Bộ đội Biên phòng huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) tổ chức Chương trình Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025.

Vietbank hỗ trợ 30 triệu đồng cho công tác chăm lo Tết và hoạt động mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Đời sống

Vietbank hỗ trợ 30 triệu đồng cho công tác chăm lo Tết và hoạt động mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Phát huy tinh thần “tương thân tương ái” và truyền thống “lá lành đùm lá rách”, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) phối hợp cùng UBND phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình chăm lo Tết và mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Hoạt động ý nghĩa này mang đến những món quà thiết thực, góp phần sẻ chia khó khăn với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ đón một mùa Tết trọn vẹn niềm vui, hạnh phúc.

Chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo
Xã hội

Chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo

Ngoài hỗ trợ từ Trung ương, các địa phương ở miền Trung như: thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… đều dành một phần kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, biên giới, hải đảo. Một không khí Xuân phấn khởi, no ấm đang tràn về trên khắp nẻo đường Tổ quốc.

Xuân nơi huyện đảo Trường Sa
Xã hội

Xuân nơi huyện đảo Trường Sa

Cách đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết của quân, dân huyện đảo Trường Sa cũng không kém phần vui tươi, ấm cúng. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa vẫn hưởng trọn vẹn niềm vui đón xuân. Nhiều hoạt động vui xuân đã được tổ chức ngay trên đảo, làm cho không khí chào đón năm mới thêm đầm ấm, phấn khởi.

Đón Tết Ất Tỵ 2025 tại Vincom: “Vui chào tôi mới – Hội Xuân phơi phới”
Đời sống

Đón Tết Ất Tỵ 2025 tại Vincom: “Vui chào tôi mới – Hội Xuân phơi phới”

Mùa Tết nguyên đán năm nay, 88 trung tâm thương mại (TTTM) Vincom tại 48 tỉnh, thành phố đã sẵn sàng mang đến cho hàng triệu người tiêu dùng Việt những phiên chợ Tết rộn ràng, đa dạng mặt hàng khuyến mãi hấp dẫn, nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc trong không gian rực rỡ, ngập tràn sắc xuân.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mua bán tiền giả trên mạng xã hội
Đời sống

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mua bán tiền giả trên mạng xã hội

Thời gian gần đây, hiện tượng mua bán tiền giả trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok đang ngày càng phổ biến và gây lo ngại. Các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua bán, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.

Cẩn trọng trước các quảng cáo tour du lịch siêu khuyến mãi dịp Tết nguyên đán
Đời sống

Cẩn trọng trước các quảng cáo tour du lịch siêu khuyến mãi dịp Tết nguyên đán

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài 9 ngày, nhu cầu đi du lịch theo dạng tour trọn gói và tự túc các dịch vụ như vé máy bay, khách sạn… vì thế cũng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh loạt chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá dịp lễ, Tết được nhiều đơn vị kinh doanh du lịch tung ra để thu hút khách, thị trường cũng đồng thời xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đặc biệt trên nền tảng trực tuyến.

Xuân quê hương, không thể thiếu nhau
Đời sống

Xuân quê hương, không thể thiếu nhau

Mùa xuân đang gõ cửa, mang theo không khí ấm áp của những ngày Tết trên khắp mọi nẻo đường, mọi gia đình. Tết còn đặc biệt hơn đối với những người con xa xứ, khoảng thời gian này không chỉ là lúc để đón Xuân, mà còn là thể hiện tình quê hương, nghĩa đồng bào.

Sức sống mới ở Quang Bình
Đời sống

Sức sống mới ở Quang Bình

Lên với Quang Bình, Hà Giang những ngày này, trải rộng tầm mắt chúng tôi là những con đường liên thôn, liên xã bê tông bằng phẳng, rộng rãi, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, giao thương phát triển, người dân đưa cơ giới hóa đẩy nhanh tiến độ sản xuất… Tất cả đã tạo nên một “bức tranh” nông thôn mới (NTM) đầy sức sống; có được kết quả đó là nhờ sự năng động, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung sức, chung lòng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.