Quảng Bình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Sau thời gian ngắn nỗ lực, đến đầu tháng 4.2025, Quảng Bình dẫn đầu Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp; đồng thời thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính cùng nhiều tiêu chí khác, hướng tới cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Dẫn đầu Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tính đến ngày 3.4, UBND tỉnh Quảng Bình đứng đầu trong Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp theo kết quả xếp hạng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia với 85,72/100 điểm; thực hiện 5 nhóm chỉ số thành phần, gồm: tính công khai, minh bạch; tiến độ, kết quả giải quyết; cung cấp dịch vụ công trực tuyến; số hóa hồ sơ; mức độ hài lòng.

So sánh với các năm trước, khi năm 2023, Quảng Bình chỉ đạt 58,52 điểm, xếp thứ 59; năm 2024 đạt 81,25, xếp thứ 33; nhưng chỉ trong đầu năm 2025, điểm số và thứ hạng đã được cải thiện đáng kể.

screenshot-2025-04-03-at-092416.png
Theo kết quả xếp hạng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Quảng Bình đứng đầu trong Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phong cho biết, để đạt được kết quả quan trọng này, thời gian qua, Quảng Bình đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, quyết tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thông qua các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính, xác định đây là khâu quan trọng, đột phá của nhiệm kỳ; đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị, tinh thần nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ.

z6453079200522-523af433568b1db74429b8959ef12f5b-3530.jpg
Quảng Bình thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Cũng trong năm 2025, Quảng Bình thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; đẩy mạnh chuyển đổi số, phấn đấu 100% thủ tục hành chính được thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh; nhằm tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng một môi trường đầu tư minh bạch, công khai và công bằng; tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh để khuyến khích hoạt động đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

“Để giữ vững và phát huy hơn nữa hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp, thời gian tới, tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự chung tay góp sức của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, vai trò đồng hành, phối hợp tích cực của người dân, doanh nghiệp”, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phong nhấn mạnh.

Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực

Song song với việc cắt giảm các tiêu chí tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, Quảng Bình cũng đang có các quyết định quyết liệt trong việc xây dựng môi trường đầu tư thật sự minh bạch, công khai và tích cực.

Nhìn nhận còn tồn tại lãng phí trong đầu tư công, trong quản lý và sử dụng tài sản công, trong tổ chức bộ máy, khi thực hiện các dự án đầu tư dở dang, chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm không hiệu quả, phiên họp thứ 10 ngày 2.4 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (BCĐ) tỉnh nhận định, đây là những biểu hiện "tham nhũng ngày thường", khó phát hiện, nhưng hậu quả để lại là hết sức nặng nề, làm suy giảm nguồn lực phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống nhân dân.

bi-thu-qb.jpg
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình yêu cầu có cơ chế, chính sách giải quyết dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài

Do đó, trong thời gian tới, BCĐ đề nghị đưa một số công trình, dự án trọng điểm, nổi cộm chậm tiến độ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí lớn vào diện BCĐ tỉnh theo dõi, chỉ đạo. Trong 2 tháng đầu năm 2025, tỉnh Quảng Bình đã thu hồi “đất vàng” của nhiều dự án do chậm tiến độ.

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình Lê Ngọc Quang, Trưởng BCĐ yêu cầu có cơ chế, chính sách đột phá giải quyết dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài, hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn, tháo gỡ cho từng dự án; kiên quyết thu hồi, loại bỏ các dự án, công trình không cần thiết để tập trung cho những dự án cấp bách; nhất là lĩnh vực đất đai, môi trường, tài nguyên, khoáng sản, việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính công.

z6434302641577-d9ec2f814bf26d2de8e5da8539010e0e.jpg
Quảng Bình thu hồi nhiều diện tích đất đối với các dự án chậm tiến độ trong thời gian gần đây

Đối với nội bộ các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng nhấn mạnh công tác nhận diện, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có biểu hiện nhũng nhiễu, vô cảm, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh; đồng thời, xây dựng hệ thống, quy trình khoa học để tiếp nhận, theo dõi, xử lý, phản hồi kiến nghị, đề xuất, phản ánh của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

"Quảng Bình quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, công khai và công bằng; tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh để khuyến khích hoạt động đầu tư của mọi thành phần kinh tế”, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phong khẳng định.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.