- Sabeco đang bị “nhấn chìm” cùng nỗi sợ “thổi nồng độ cồn”, cổ phiếu rớt thảm, khó quay lại nhóm doanh nghiệp vốn hoá 100.000 tỷ
- Giá cổ phiếu lao dốc, Sabeco liệu còn “cửa” quay lại nhóm doanh nghiệp vốn hoá 100.000 tỷ đồng?
- Sabeco: Có hơn 20.000 tỷ đồng gửi ngân hàng nhưng lợi nhuận vẫn giảm, hàng tồn “phình to” dù tốn nghìn tỷ quảng cáo
Cáo bạch tài chính của “ông lớn” ngành bia cho thấy, quý 2.2024, Sabeco có doanh thu đạt 8.086 tỷ đồng, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm 2023. Tốc độ tăng chi phí giá vốn thay đổi không đáng kể giúp công ty thu về 2.440 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Biên lãi gộp ghi nhận ở mức 30,2%.
Doanh thu tài chính quý 2 giảm 25% còn 266,3 tỷ đồng; phần lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết giảm mạnh 64% còn 27,9 tỷ đồng. Mặt khác, các chi phí trong kỳ giảm mạnh, nhất là chi phí lãi vay đã giảm gần một nửa; chi phí bán hàng giảm gần 30%.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 2.2024 của Sabeco đạt 1.319 tỷ đồng, tăng gần 110 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lãi quý cao nhất mà SAB ghi nhận kể từ quý 3.2022 với con số gần 1.400 tỷ đồng.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.270 tỷ đồng, tăng trưởng đáng kể so với con số 14.526 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.343 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ.
Tại thời điểm cuối tháng 6.2024, SAB ghi nhận tổng tài sản đạt hơn 34.150 tỷ đồng, gần như đi ngang so với con số hồi đầu năm, trong đó có hơn 6.000 tỷ đồng tiền mặt và tương đương tiền, cùng với hơn 17.300 tỷ đồng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Tổng số tiền gửi ngân hàng các loại kỳ hạn của Sabeco là hơn 23.000 tỷ đồng. Hàng tồn kho vẫn duy trì ở mức hơn 2.300 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng nhẹ, ghi nhận hơn 9.000 tỷ đồng trong đó phần nợ vay chỉ khoảng 630 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty ở mức 25.130 tỷ đồng, bao gồm hơn 9.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.