Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch

Ngày 27.5, tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch 2024.

Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch -0
Hội thảo Giảm thiểu rác nhựa trong lĩnh vực Du lịch tại Ninh Bình ngày 27.5. Ảnh: BTC

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình Dương Thị Thanh, rác thải nhựa đang là vấn nạn lớn của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trên thế giới, mỗi năm sử dụng khoảng 400 triệu tấn rác thải nhựa nhưng chỉ 9% trong số đó được tái chế, 19 - 23 triệu tấn thải ra hồ, sông, biển. Khoảng 1.000 tỷ túi nhựa/năm và 500 triệu ống hút nhựa được sử dụng mỗi ngày.

Tại Việt Nam, lượng sản phẩm được làm từ nhựa tăng từ 3,8kg/người vào năm 1990 lên 33kg/người vào năm 2010 và 41kg/người vào năm 2015, đến 2019 là 81kg/người. Năm 2022, Việt Nam thải ra 2,4 triệu tấn rác thải nhựa, được thu gom là 2,4 triệu tấn và được tái chế 0,77 tấn, thải ra môi trường 0,42 tấn.

Nếu tình hình này vẫn tiếp tục, đến năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa và đến 2050, lượng rác thải nhựa sẽ nhiều hơn số cá. Đặc biệt, các sản phẩm nhựa này phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm để phân hủy. Chúng làm ô nhiễm nguồn nước, đất, đi vào chuỗi thức ăn của người, gây nguy hại đến cuộc sống của các sinh vật biển và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, điểm đến du lịch. Có nhiều điểm đến như bãi biển ở vịnh Maya Thái Lan, đảo Boracay của Philippines... phải tạm thời đóng cửa vì ô nhiễm rác thải nhựa.

Bà Dương Thị Thanh cho rằng cần kêu gọi, tuyên truyền cho người thân, bạn bè và khách du lịch hạn chế rác thải nhựa. Mỗi người hãy là một người tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho người khác về tầm quan trọng của hành động giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, bảo vệ điểm đến.

Đồng quan điểm, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Quốc Trí nhấn mạnh, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2030 là phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Nhằm góp phần đạt được mục tiêu này, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã ra mắt dự án Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam kết hợp cùng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường với sự tài trợ, đồng hành của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Sau gần 1 năm rưỡi thực hiện, dự án đã thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển du lịch.

Một số điểm đến, khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành… tại Ninh Bình và Quảng Nam đã có nhiều giải pháp, sáng kiến triển khai thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch và gặt hái được thành công.

Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch -0
Chuyên gia trao đổi với người chèo thuyền/lái đò, ca nô Khu du lịch sinh thái Tràng An. Ảnh: BTC

Tại sự kiện, đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chia sẻ về bộ tiêu chí công nhận doanh nghiệp du lịch không rác thải nhựa, phấn đấu đến năm 2025, 100% khu du lịch, cơ sở lưu trú, khách sạn không sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Để đạt được điều này cần thực hiện các nhiệm vụ chính là: tham gia xây dựng, phổ biến, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch; triển khai thực hiện Bộ tiêu chí công nhận Doanh nghiệp du lịch không rác thải nhựa và Ứng dụng (App) quản lý rác thải nhựa đối với doanh nghiệp du lịch; xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch xanh, không rác thải nhựa; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch gắn với giảm thiểu rác thải nhựa; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về giảm thiểu rác thải nhựa cho đội ngũ cán bộ của các đơn vị thành viên Hiệp hội Du lịch; nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi của người dân, du khách...

Các đại biểu cũng thảo luận, chia sẻ một số ứng dụng, mô hình hay nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động du lịch. Trong đó đề xuất một số giải pháp như: tập trung tập huấn kiến thức, kỹ năng đào tạo cán bộ, người lao động trở thành người tiên phong, làm gương để mỗi điểm đến sẽ là điểm sáng điển hình về giảm thiểu rác thải nhựa, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch xanh, bền vững...

Du lịch - Thể thao

Ninh Bình là địa phương tích cực phát triển du lịch xanh, bền vững
Du lịch - Thể thao

Nâng tầm du lịch xanh

“Chuyển đổi xanh trong du lịch không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc nếu chúng ta muốn phát triển lâu dài, có trách nhiệm và bền vững”. Đây là khẳng định của ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, tại Diễn đàn “Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam”, diễn ra ngày 11.4 trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025.

Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025 sáng 10.4 tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam - Miền xanh di sản

Chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025 với chủ đề “Quảng Nam - Miền xanh di sản”, với hai giai đoạn: “Quảng Nam - Cảm xúc mùa hè” từ tháng 4 - 8 và “Mùa vàng xứ Quảng” từ tháng 9 - 11.

Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố
Du lịch - Thể thao

Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố

Ngày 7.4.2025, huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman - biểu tượng lừng danh của làng golf thế giới, và là kiến trúc sư đứng sau thiết kế tổng thể sân golf T&T Văn Lang Empire (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) đã có chuyến thăm và khảo sát thực địa dự án. Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của ông sau hơn 2 năm kể từ lần khảo sát đầu tiên, đồng thời là bước chuẩn bị cuối cùng cho giai đoạn hoàn thiện sân golf và đưa vào vận hành 18 hố golf thời gian tới.

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.