Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

Giải trình kỹ hơn về phạm vi điều chỉnh

Chiều nay, cho ý kiến về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tập trung rà soát và củng cố vững chắc hơn cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, giải trình kỹ hơn về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. 

Giải trình kỹ hơn về phạm vi điều chỉnh -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Chiều 18.8, tiếp tục Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. 

Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nướcbảo đảm

Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới cho biết, về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Điều 2), nhiều ý kiến đề nghị thể hiện rõ hơn vị trí, chức năng của lực lượng này để tránh chồng chéo, trùng lặp với vị trí, chức năng của Công an cấp xã và một số lực lượng hiện có ở cơ sở. Một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn tính chất, mức độ, phạm vi tham gia hỗ trợ cho lực lượng Công an.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tiếp thu vào dự thảo Luật như tại Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Chương II và Mục 1 Chương III dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý.

Về kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Điều 16), dự thảo Luật kế thừa các quy định pháp luật hiện hành đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Về nguồn kinh phí, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tiếp thu vào dự thảo Luật theo hướng: kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Một số ý kiến khác cho rằng quy định trường hợp địa phương khó khăn về ngân sách thì trung ương hỗ trợ là mâu thuẫn với quy định của Luật Ngân sách nhà nước vì nhiệm vụ chi của cấp nào thì ngân sách cấp đó bảo đảm. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị lược bỏ quy định này để bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Giải trình kỹ hơn về phạm vi điều chỉnh -0
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về bồi dưỡng, hỗ trợ đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Điều 20), Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, do quần chúng nhân dân tự nguyện tham gia, dưới sự quản lý và do chính quyền cơ sở bảo đảm kinh phí chi trả chế độ, chính sách. Nếu quy định “cứng” trong Luật về khung mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng và khung mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế sẽ không phù hợp với thực tế, nhất là ở các địa phương còn khó khăn về kinh tế, xã hội; và có thể là áp lực về ngân sách đối với các địa phương chưa tự chủ được ngân sách. Về nội dung này trong quá trình hoàn thiện dự án Luật, Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã trao đổi, xin ý kiến và các địa phương thống nhất quy định theo hướng mở như thể hiện trong dự thảo Luật.

Do đó, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cho quy định theo hướng mở để chính quyền địa phương quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, quyết định mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhằm phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương và bảo đảm tính khả thi của Luật.

Bảo đảm khi hình thành lực lượng phải trang bị đầy đủ, phù hợp

Nhất trí với việc chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, không phân biệt ngân sách trung ương và địa phương trong luật mà do điều hành của Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng cho rằng, liên quan đến chế độ, chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ cho lực lượng này thì dù tỉnh có cân đối được hoặc tỉnh không cân đối được nhưng chế độ cũng phải như nhau, còn mức cao hay thấp có thể tùy khả năng ngân sách của địa phương… Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần tính toán cụ thể để dự toán cũng như đánh giá tác động của chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ lực lượng này, nhằm bảo đảm khi hình thành lực lượng phải trang bị cho đầy đủ, phù hợp.

Nhấn mạnh quy định về chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng rất quan trọng, là cơ sở để đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị rà soát, giải trình làm rõ thêm quy định về chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra phối hợp rà soát và củng cố vững chắc hơn cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, sự phù hợp với Điều 46 của Hiến pháp và giải trình kỹ hơn về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là lực lượng tại chỗ ở cơ sở do chính quyền địa phương thành lập và được ngân sách nhà nước bảo đảm trên cơ sở tham gia tự nguyện của người dân, do đó, dự thảo Luật cần làm rõ địa vị pháp lý của lực lượng này. Cùng với đó, cần tập trung rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ và bổ sung các quy định về quyền hạn cho lực lượng này; có giải trình thuyết phục, rõ nhiệm vụ; đồng thời, rà soát tiêu chuẩn tuyển chọn người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Về ngân sách, điều kiện bảo đảm, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ tính toán về tổ chức biên chế, khái toán ngân sách bảo đảm hàng năm để báo cáo cụ thể với Quốc hội.

Chính trị

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Sự kiện nổi bật

Phát huy sức mạnh chung thông qua Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hiện thực hóa mục tiêu chung vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của ICAPP trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Sáng nay, 22.11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của ICAPP trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, sáng 21.11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khánh thành tôn tạo và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santo Dominigo.