Tiếp tục củng cố tình hữu nghị truyền thống 'vừa là đồng chí, vừa là anh em' Việt - Trung

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, truyền thông chính thống Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo…, đã đăng tải nhiều bài viết về quan hệ giữa hai nước Việt - Trung trong thời gian qua.

Theo bài viết trên Tân Hoa xã, năm 2025 là năm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, cũng là “Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung”
Theo bài viết trên Tân Hoa xã, năm 2025 là năm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, cũng là “Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung”

Theo Tân Hoa xã, năm nay kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng hữu nghị xã hội chủ nghĩa. Hai bên đã hình thành một tình hữu nghị sâu sắc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” trong những năm dài kề vai sát cánh chiến đấu cùng nhau. Hai bên đã học hỏi lẫn nhau và cùng nhau đạt được tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, cả hai nước đều đang trong giai đoạn quan trọng của sự phát triển và chấn hưng quốc gia; là những người bạn trên con đường cải cách và là đối tác tốt trên con đường hiện đại hóa.

Bài viết cho rằng cuối năm 2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm thành công đến Việt Nam. Hai bên tuyên bố cùng nhau xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai Việt - Trung có ý nghĩa chiến lược, mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước bước vào một giai đoạn mới.

Theo đó, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đưa ra mục tiêu tổng thể là “6 hơn”, làm trụ cột vững chắc và định hướng rõ ràng cho việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt - Trung.

Tiếp sau đó, tháng 8.2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của đồng chí Tô Lâm sau khi trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Tập Cận Bình, đồng chí Tô Lâm cho biết Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc.

Hai Đảng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc duy trì trao đổi chặt chẽ ở cấp độ cao, cùng nhau phát triển tình hữu nghị truyền thống, củng cố sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị, tăng cường giao tiếp chiến lược, thúc đẩy hợp tác thực chất, tạo thêm động lực mới cho quá trình hiện đại hóa hai nước, mang lại hạnh phúc hơn cho người dân hai nước và dẫn dắt xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc đi vào chiều sâu, thực chất.

Bài viết khẳng định hợp tác kinh tế và thương mại là động lực quan trọng để thúc đẩy quan hệ Việt-Trung. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hiệu quả vận chuyển của các chuyến tàu liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể, đã trở thành một “tuyến đường nhanh” trong việc trao đổi kinh tế và thương mại Việt - Trung.

Việc xây dựng “kết nối cứng” về đường sắt, đường cao tốc và hạ tầng cửa khẩu đã được đẩy nhanh; “kết nối mềm” của hải quan thông minh đã được cải thiện liên tục. Dừa, thanh long, dứa và các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt khác từ Việt Nam đã làm phong phú thêm giỏ trái cây của người dân Trung Quốc. Nguyên liệu và máy móc thiết bị do Trung Quốc xuất khẩu hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành sản xuất của Việt Nam. Hợp tác thực chất giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng được đẩy mạnh theo hai hướng.

Bài viết trên Tân Hoa xã khẳng định, hợp tác kinh tế và thương mại là động lực quan trọng để thúc đẩy quan hệ Trung - Việt.
Bài viết trên Tân Hoa xã khẳng định, hợp tác kinh tế và thương mại là động lực quan trọng để thúc đẩy quan hệ Trung - Việt.

Bài viết dẫn lời bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận: “Bên sông tắm cùng một dòng, tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây;

Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng", giai điệu cảm động lòng người cho thấy Việt Nam và Trung Quốc gần gũi nhau về địa lý, nhân duyên tương thân. Ngày 15/1 năm nay, Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Tô Lâm cùng tuyên bố chính thức khởi động Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, các hoạt động giao lưu phong phú, kết nối trái tim, tạo sự nồng ấm, kéo gần khoảng cách địa lý…, sẽ trở thành cầu nối gắn kết và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước hơn nữa.

Còn theo bài viết trên Nhân Dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong năm nay, cũng là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023. Bài viết khẳng định: “Sự chỉ đạo định hướng và dẫn dắt chiến lược của các nhà lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước là lợi thế lớn nhất và bảo đảm chính trị quan trọng nhất cho sự phát triển quan hệ Trung - Việt.”

Bài viết cũng điểm lại chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Trung Quốc vào tháng 8.2024 với điểm dừng chân đầu tiên là Quảng Châu. Tổng Bí thư Tô Lâm đã viết lưu bút tại Khu Di tích trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó có đoạn: “Tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững!”.

Từ năm 2024 đến nay, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã duy trì liên lạc chiến lược. Các bộ, ban ngành và địa phương hai bên đều duy trì trao đổi chặt chẽ; hợp tác trên nhiều lĩnh vực đã đạt được nhiều kết quả khả quan, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân cả hai nước. Năm nay đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, có ý nghĩa rất lớn đối với quan hệ giữa hai nước.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ củng cố tình hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, tiếp tục dẫn dắt việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc, mang lại nhiều phúc lợi hơn cho nhân dân hai nước.

Ngoài ra, bài viết trên Nhân dân nhật báo còn cho rằng, năm nay đánh dấu năm cuối cùng trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc và là năm then chốt trong công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Việt Nam, do vậy đều mang ý nghĩa to lớn tiếp nối quá khứ, mở ra tương lai đối với hai nước.

Bài viết khẳng định: “Vào thời kỳ then chốt trong phát triển và chấn hưng của mỗi nước, việc Trung Quốc và Việt Nam nắm bắt chính xác phương hướng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai, bám sát mục tiêu tổng thể “6 hơn” gồm tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn; tiếp thêm sức mạnh từ chiều dài lịch sử về tình hữu nghị và láng giềng tốt đẹp, mở ra tương lai trong đại cục phát triển chia sẻ tương lai, sẽ truyền thêm năng lượng tích cực cho việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới".

Chính trị

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Chính trị

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15.4.2025.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 14.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030).

Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải đảm bảo hoạt động thông suốt
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải đảm bảo hoạt động thông suốt

Ngày 14.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25.10.2017, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp lần thứ 3 để thảo luận, thông qua Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hải
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Sáng 14.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Vũ Thị Lưu Mai chủ trì phiên họp.

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Trưa 14.4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14 - 15.4.2025, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc

Sáng 14.4, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Hà Đông Phong, Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn COMAC hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành kinh tế hàng không và khai thác, phát triển không gian vũ trụ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp, lấy sự hài lòng của cử tri, nhân dân làm thước đo

Đánh giá cao việc nhiều bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, tích cực xem xét, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần này cần tiếp tục phát huy, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và nhân dân làm thước đo. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14.4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14 - 15.4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước. Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung, bảo đảm đúng tiến độ, không lùi và dồn vào Kỳ họp
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung, bảo đảm đúng tiến độ, không lùi và dồn vào Kỳ họp

Tính đến thời điểm này, nhiệm vụ lập pháp tại Kỳ họp thứ Chín là lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, các cơ quan phải thật khẩn trương chuẩn bị các nội dung thuộc trách nhiệm, bám sát chương trình phiên họp để hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ, không lùi và dồn vào khoảng thời gian trong Kỳ họp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 - 15.4.2025.

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị

Để bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, cần cả sự rút lui đúng lúc và sự ở lại đúng người. Người tự nguyện nghỉ trước tuổi là những người biết lùi để cái chung tiến. Còn người tài phải được giữ lại, được nuôi dưỡng tinh thần cống hiến để cùng dẫn dắt cái chung phát triển. Giữ chân người tài, vì vậy không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị. Đó là cách một nền hành chính chứng minh bản lĩnh trong việc giữ gốc rễ, để từ đó, cái cây cải cách có thể vươn lên bền vững.

Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh
Chính trị

Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sau đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12.4.2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII):