Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4.2025

Sáng 13.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

vna-potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-42025-stand-1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực cho xây dựng, hoàn thiện thể chế - 1 trong 3 đột phá chiến lược, vì thể chế là nguồn lực, động lực của sự phát triển; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển; thể chế là điểm nghẽn lớn nhất, song cũng dễ tháo gỡ nhất, chuyển từ điểm nghẽn sang lợi thế cạnh tranh…

Chính phủ đã giao trực tiếp cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 35 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Từ đầu năm 2025, Chính phủ đã tổ chức 3 phiên họp chuyên đề, xem xét, cho ý kiến đối với 18 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

vna-potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-42025-stand-3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng đi vào nền nếp, chuyên nghiệp, đổi mới, khoa học, thực chất, hiệu quả hơn theo hướng giảm thủ tục hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, gắn với thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được đổi mới về tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận. Trong đó, làm rõ những nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao?; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, vì sao?; những nội dung bổ sung, vì sao?; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao?; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao?; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Việc xây dựng luật được tiến hành đồng bộ với xây dựng, ban hành các nghị định, thông tư, các quyết định của Chính phủ để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

vna-potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-42025-stand-4.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn trình bày báo cáo. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Thủ tướng Chính phủ cho biết, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ xem xét, thông qua 35 dự án luật, nghị quyết - nhiều nhất từ trước tới nay. Thời gian từ nay đến Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội không còn nhiều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, công sức, nguồn lực để trình Quốc hội các dự án luật, nghị quyết đảm bảo đúng quy trình, thời gian, chất lượng. Trong đó, trao đổi, thảo luận; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ để tháo gỡ các điểm nghẽn, cởi trói cho chính mình, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo pháp luật phải thông thoáng để cùng với hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh để thúc đẩy phát triển đất nước…

vna-potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-42025-stand-5.jpg
Lãnh đạo Chính phủ và các trưởng ngành dự phiên họp. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Theo chương trình, phiên họp sẽ xem xét, cho ý kiến xây dựng: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch; Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội...

Sự kiện nổi bật

Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh
Chính trị

Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sau đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12.4.2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII):

Thủ tướng Ethiopia và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị thượng đỉnh P4G
Chính trị

Thủ tướng Ethiopia và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị thượng đỉnh P4G

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14 - 17.4.2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với thiếu nhi thành phố Từ Sơn
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng, Di tích Quốc gia nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo

Tối 13.4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày Đức Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế; Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng, đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo và đón nhận Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia Ấn vàng “Hoàng đế Chi Bảo”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Diễn đàn chính sách về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Bắc Ninh
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thời cơ vàng để triển khai cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Đánh giá cao việc tỉnh Bắc Ninh tổ chức Diễn đàn chính sách “Khoa học, Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - Bắc Ninh đột phá và phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, "thời cơ này là thời cơ vàng, chín muồi nhất để chúng ta triển khai cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia". 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước

Ngày 13.4, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025. Kết luận phiên họp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính trị

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 12.4, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành họp phiên bế mạc. Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị với tỷ lệ tuyệt đối. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc.

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2025), 80 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945-23.9.2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 14 và 15.4.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
Chính trị

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực

Chiều 10.4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc ngày 9.4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: