Giá vật liệu tăng cao nhưng nhà thầu vẫn đua nhau giảm giá

Nguồn vật liệu khan hiếm, giá vật liệu tăng cao nhưng nhiều nhà thầu trong ngành xây dựng lại đang đua nhau giảm giá, thậm chí biết lỗ vẫn làm. Để có được “đơn hàng”, các nhà thầu bị cuốn vào cuộc đua giảm giá, nhận thầu với tiêu chí "giá nào cũng làm", dẫn đến các doanh nghiệp này thường có lợi nhuận rất mỏng trong khi rủi ro lại tăng cao.

Khan hiếm vật liệu cát

Trong giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) triển khai đồng loạt các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, nhu cầu sử dụng cát để san lấp, đắp nền cho các dự án giao thông rất lớn.

Gói thầu thi công cầu Đại Ngãi 1 đang chậm trễ do khan hiếm cát đắp nền. Ảnh: Minh Anh
Gói thầu thi công cầu Đại Ngãi 1 đang chậm trễ do khan hiếm cát đắp nền. Ảnh: Minh Anh

Chỉ tính riêng 4 dự án cao tốc trọng điểm đang triển khai là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu và Mỹ An - Cao Lãnh có nhu cầu khoảng 56 triệu mét khối cát, chưa kể nhu cầu vật liệu cát để đắp nền cho các dự án khác do địa phương làm chủ đầu tư. Vì thế, nguồn cát cung ứng tại vùng ĐBSCL cho các dự án giao thông không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Theo báo cáo của UBND TP. Cần Thơ, thành phố đang tập trung triển khai Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, với tổng chiều dài 37,4km. Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt thì nhu cầu cát san lấp cho dự án khoảng 7 triệu mết khối (khối rời). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án gặp khó khăn về nguồn cát san lấp, dù đã được tỉnh An Giang hỗ trợ 2,3 triệu mét khối, nhưng vẫn còn thiếu khoảng 4,7 triệu mét khối cát.

Tương tự, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 110km (chia thành hai dự án thành phần, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang dài hơn 37km và đoạn Hậu Giang - Cà Mau có chiều dài hơn 73km), đi qua địa bàn TP. Cần Thơ và 4 tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Dự án khởi công tháng 1.2023 và dự kiến cuối năm 2025 cơ bản hoàn thành, nhưng hết quý I.2024 vẫn thiếu 3 triệu mết khối cát chưa xác định được nguồn khai thác.

Tại tỉnh Đồng Tháp, năm 2024 tổng nhu cầu sử dụng cát san lấp các công trình đầu tư công của tỉnh khoảng 10 triệu mét khối. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, dự kiến đến đầu tháng 9.2024 mới có nguồn cát cấp cho công trình, nhưng cũng chỉ có thể cung ứng tối đa khoảng 3 triệu mét khối, đáp ứng hơn 30% so với tổng nhu cầu.

 Chênh lệch lớn giữa giá công bố với giá thực tế

Tại tỉnh Bến Tre, Dự án cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công vào quý II.2024 và sẽ hoàn thành vào quý II.2026. Theo tính toán, tổng khối lượng vật liệu cát đắp nền phục vụ dự án xây dựng cầu Ba Lai 8 cần khoảng 1,68 triệu mét khối (bao gồm đắp nền đường, đắp bù lún và đắp gia tải). Bên cạnh đó, dự án cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre đang thi công cũng thiếu khoảng 300.000m3 cát, các nhà thầu vẫn phải “loay hoay” tìm nguồn cát phục vụ thi công công trình này.

Theo công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bến Tre tháng 1.2024 của Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre, giá cát đen san lấp khoảng 200.000đ/m3, giá đá theo công bố giá là 540.000đ/m3. Tuy nhiên, các mỏ trên địa bàn tỉnh Bến Tre không bảo đảm về trữ lượng và chất lượng nên phải sử dụng thêm nguồn cát thương mại từ các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long… với đơn giá khoảng 295.000đ/m3 (chênh lệch 95.000đ/m3 so với giá công bố). Đối với giá đá thực tế theo khảo sát trên địa bàn tỉnh Bến Tre khoảng 590.000đ/m3 (chênh lệch 50.000đ/m3 so với giá công bố).

Chênh lệch lớn giữa giá công bố và giá thực tế về vật liệu cát, đá chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại lớn cho nhà thầu khi bỏ giá không sát thực tế.

Nhà thầu đua nhau giảm giá?

Vật liệu xây dựng khan hiếm, giá tăng cao, nhiềudoanh nghiệp càng làm càng lỗ… thế nhưng vẫn chấp nhận hạ giá để kiếm dự án. Từ chỗ “đói” việc nhưng vẫn phải nuôi bộ máy, nuôi công nợ…, để có dòng tiền duy trì doanh nghiệp thì cách mà nhiều nhà thầu đang buộc phải làm là cạnh tranh bằng giá. Việc giảm giá mang tính đột biến, bất thường sẽ đi kèm rủi ro cao về chất lượng và tiến độ cho công trình, cùng với đó là những hệ lụy khôn lường.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC)  cho biết, trong cơ cấu dự toán của công trình xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí chung. Chi phí trực tiếp là vật liệu (cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép…) đã có đơn giá. Thậm chí có những loại vật liệu nhà thầu phải mua lại trên thị trường với giá thực tế cao hơn rất nhiều so với đơn giá được công bố. 

Khi triển khai các công trình hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án đường cao tốc, nhà thầu phải mua đất, cát đắp nền với giá cao hơn nhiều lần so với đơn giá dự toán, thậm chí khan hiếm nguồn cung vật liệu, muốn trả nhiều tiền cũng không mua nổi.

Nhận định về thực trạng giảm giá sốc khi đấu thầu dự án giao thông, ông Hiệp cho rằng, hiện nay có những nhà thầu "đói việc" hoặc phải cân đối dòng tiền để thanh toán công nợ với ngân hàng, trang trải chi phí duy trì bộ máy… nên tìm cách trúng thầu bằng mọi giá. Điều này rất nguy hiểm, bởi nếu giao gói thầu cho những nhà thầu có tiềm lực yếu rất có thể xảy ra tình huống khi dự án đang triển khai bị "vỡ trận" giữa chừng.

Kinh tế

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Sản xuất ô tô tại Tập đoàn Thaco.
Kinh tế

Nhiều trông đợi từ “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, ngày mai (21.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão Yagi
Kinh tế

Doanh nghiệp đề xuất miễn giảm thuế phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 của nhiều doanh nghiệp phía Bắc rất khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Do vậy, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ thiệt hại thực tế; miễn giảm thuế, phí, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.