Ghế chủ tịch Hạ viện Mỹ: Chọn ứng cử viên mới hay mở rộng quyền lực cho Chủ tịch lâm thời?

Gần 1 tháng kể từ khi ông Kevin McCarthy bị bãi nhiệm, ghế chủ tịch Hạ viện Mỹ vẫn trống. Cuộc đua trở thành lãnh đạo Hạ viện tiếp tục nóng lên với 9 ứng viên mới trong bối cảnh nhiều ý kiến cho rằng nên gia tăng quyền lực cho Chủ tịch tạm quyền.

Ghế chủ tịch Hạ viện Mỹ: Chọn ứng cử viên mới hay mở rộng quyền lực cho Chủ tịch lâm thời? -0
Ông Jim Jordan của đảng Cộng hòa đã rút lại tư cách ứng cử viên sau 2 lần thất bại. Ảnh: AP

Ngày 22.10, 9 nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đã thông báo ý định chạy đua để giành được đề cử của đảng cho chức chủ tịch Hạ viện, theo Politico.

Những người này gồm nghị sĩ bang Michigan Jack Bergman, nghị sĩ bang Florida Byron Donalds, nghị sĩ bang Minnesota Tom Emmer, nghị sĩ bang Oklahoma Kevin Hern, nghị sĩ Louisiana Mike Johnson, nghị sĩ Pennsylvania Dan Meuser, nghị sĩ Alabama Gary Palmer, nghị sĩ Georgia Austin Scott và nghị sĩ Pete Sessions của Texas.

Dự kiến một diễn đàn dành cho các ứng viên sẽ được tổ chức vào hôm nay 23.10, sau đó đảng Cộng hòa sẽ bỏ phiếu để rút gọn danh sách ứng viên vào ngày hôm sau.

Lần này, đảng Cộng hòa sẽ có thêm biện pháp để đảm bảo ứng viên sáng giá có thể giành được tối thiểu 217 phiếu ủng hộ trong vòng bỏ phiếu chung cuộc.

Nghị sĩ bang Nebraska Mike Flood đã đề nghị các thành viên ký vào "cam kết đoàn kết". Theo đó, các nghị sĩ Cộng hòa phải đưa ra cam kết ủng hộ "ứng viên được chỉ định" bất kể người đó là ai.

Tình trạng chia rẽ làm tê liệt Quốc hội

Hạ viện Mỹ đã rơi vào tình trạng bế tắc kể từ ngày 3.10, khi một nhóm nhỏ các đảng viên Đảng Cộng hòa cực hữu lật đổ ông Kevin McCarthy khỏi vị trí Chủ tịch.

Khoảng trống lãnh đạo tại cơ quan dân biểu đã ngăn cản Quốc hội lưỡng viện của xứ sở cờ hoa hành động trong các hoạt động lập pháp khẩn cấp, bao gồm phản ứng với cuộc xung đột mới nhất bùng phát giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas của Palestine, hay viện trợ cho Ukraine và ngăn chặn kịch bản chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần có thể xảy ra chưa đầy một tháng nữa.

Tổng thống Joe Biden của Đảng Dân chủ, trong bài phát biểu hôm 19.10, tuyên bố sẽ yêu cầu Quốc hội thông qua khoản viện trợ lên tới 60 tỷ USD cho Ukraine và 10 tỷ USD cho Israel. Tuy nhiên, sẽ không có gì được thực hiện một khi Hạ viện Mỹ vẫn chưa thể lập lại trật tự với một Chủ tịch thường trực.

Cuộc chiến lãnh đạo kéo dài đã tạo ra sự chia rẽ rõ ràng giữa các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, nơi họ kiểm soát với tỉ lệ sít sao so với Đảng Dân chủ: 221-212.

Để trở thành chủ tịch Hạ viện, một ứng viên cần ít nhất 217 phiếu ủng hộ. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ứng cử viên nào của đảng Cộng hòa cũng cần nhận được sự ủng hộ của ít nhất tất cả các thành viên đảng này.

Vì quy định này, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jim Jordan buộc phải từ bỏ tham vọng trở thành lãnh đạo Hạ viện sau khi thất bại trong cả 2 lần bỏ phiếu. Trước đó, nghị sĩ Steve Scalise cũng phải bỏ cuộc vì không giành được đủ sự ủng hộ trong đảng.

Nhiều ý kiến đề nghị mở rộng quyền hạn của Chủ tịch lâm thời

Trong bối cảnh Hạ viện tiếp tục bị tê liệt, các nghị sĩ đang tính đến phương án mở rộng quyền lực cho Chủ tịch Hạ viện tạm quyền Patrick McHenry, người giữ vai trò này từ khi ông Kevin McCarthy bị bãi nhiệm hôm 3.10.

Theo báo điện tử Punchbowl News, việc gia tăng quyền lực cho ông McHenry, người đang giữ chức Chủ tịch Hạ viện tạm quyền sẽ cho phép ông điều hành việc thông qua các dự luật ngân sách và viện trợ cho Israel cũng như Ukraine trong vài tháng tới mà không chịu sức ép chính trị nội bộ. Đảng Dân chủ có thể sẽ bảo vệ ông nếu các nghị sĩ Cộng hòa cứng rắn tìm cách hạ bệ ông.

Theo The Washington Post, các nghị sĩ cấp cao của đảng Dân chủ ủng hộ phương án này bởi nó sẽ giúp Hạ viện hoạt động trở lại, trong bối cảnh hạn chót để phê chuẩn dự luật ngân sách nhằm tránh chính phủ bị đóng cửa sẽ đến trong chưa đầy một tháng nữa.

Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh
Thế giới 24h

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh

Jordan đang có những bước tiến táo bạo hướng tới tương lai năng lượng bền vững với Luật Điện mới đưa năng lượng tái tạo và hydro xanh vào trọng tâm của chiến lược năng lượng quốc gia. Luật này, thay thế luật tạm thời có hiệu lực từ năm 2002, được thiết kế để hiện đại hóa ngành điện của đất nước, thu hút đầu tư tư nhân và củng cố vị thế của Jordan như một trung tâm khu vực về đổi mới năng lượng sạch.

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?
Thế giới 24h

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?

Trong một động thái được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược đối với tương lai tài chính quốc gia, Kuwait đã thông qua luật nợ mới vào tháng trước, nâng trần vay nợ từ 10 tỷ lên 30 tỷ dinar Kuwait - tương đương khoảng 99 tỷ USD. Luật mới này đánh dấu lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, Kuwait mở rộng quy mô vay nợ với mục tiêu giải quyết thâm hụt ngân sách, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh ngân sách quốc gia chịu áp lực nặng nề từ chi tiêu công và trợ cấp xã hội.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Cảnh giác với ô nhiễm môi trường từ các ứng dụng AI
Thế giới 24h

Cảnh giác với ô nhiễm môi trường từ các ứng dụng AI

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, từ việc tiêu thụ năng lượng lớn, phát thải khí nhà kính cho đến rác thải điện tử và ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Để giảm thiểu tác động tiêu cực này, cần có sự kết hợp giữa thiết kế sản phẩm AI bền vững, chính sách quản lý hiệu quả và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân
Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân

Trước tình trạng dân số suy giảm nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc đã “mạnh tay” triển khai hàng loạt biện pháp khuyến khích sinh con, trong đó nổi bật là chính sách trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và ưu đãi cho các bà mẹ mới sinh. Tuy nhiên, số lượng các cuộc hôn nhân mới ở Trung Quốc đã giảm một phần năm, xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận vào năm ngoái, đánh dấu một sự thụt lùi đối với những nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ
Thế giới 24h

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ

Ngày 4.4, Trung Quốc đã công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố. Đây là động thái leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến thương mại mới nhất của nước này với Mỹ, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và nguy cơ sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, một số nước tỏ ra thận trọng và muốn tiếp tục đàm phán.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.