Pháp luật bình đẳng giới về thu nhập trên thế giới

EU: Hướng tới sự công bằng về lương dựa trên giới tính

Trên khắp Liên minh châu Âu, khoảng cách về lương theo giới tính vẫn tồn tại nhiều năm qua và ở mức khoảng 13%, với sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia thành viên. Để giải quyết tình trạng đáng buồn đó, các nhà chức trách châu Âu đã cùng nhau vào cuộc.

Hành động của 3 cơ quan hàng đầu châu Âu

Trả lương bình đẳng cho công việc như nhau là một trong những nguyên tắc thành lập của Liên minh châu Âu, được ghi trong Điều 157 của Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu (TFEU). Tuy nhiên, việc triển khai và thực thi nguyên tắc này vẫn còn là thách thức. Do thiếu minh bạch về lương, sự phân biệt đối xử liên quan đến nó thường ít bị phát hiện, gây khó khăn cho yêu cầu bồi thường.

EU: Hướng tới sự công bằng về lương dựa trên giới tính -0
Nguồn: ITN

Ngày 4.3.2021, Ủy ban châu Âu thông qua đề xuất pháp lý về các biện pháp minh bạch mang tính ràng buộc trong thanh toán lương. Chỉ thị được đề xuất nhằm tăng cường áp dụng nguyên tắc trả lương bình đẳng cho công việc như nhau hoặc công việc có giá trị ngang nhau giữa nam và nữ thông qua các cơ chế tập trung vào những biện pháp bảo đảm minh bạch về lương và tiếp cận công lý tốt hơn cho các nạn nhân bị phân biệt. Hội đồng châu Âu nhất trí với đề xuất vào ngày 6.12.2021. Đến 5.4.2022, Nghị viện châu Âu biểu quyết xác nhận nhiệm vụ đàm phán của ủy ban hỗn hợp đối với đề xuất nhằm bắt đầu các cuộc đàm phán ba bên không chính thức với Hội đồng châu Âu. Các cuộc đàm phán giữa 3 cơ quan châu Âu bắt đầu vào ngày 30.6. Sau năm cuộc họp ba bên, thỏa thuận liên quan đến đề xuất đã đạt được vào ngày 15.12.2022. Nghị viện châu Âu sau đó thông qua văn bản trên trong phiên họp toàn thể vào ngày 30.3.2023 và đến 24.4, Hội đồng châu Âu cũng chính thức bật đèn xanh.

Chỉ thị được đăng trên Tạp chí Chính thức vào ngày 17.5.2023 và phải được các quốc gia thành viên chuyển thành luật quốc gia trước ngày 7.6.2026.

Các nội dung nổi bật của Chỉ thị

Theo Chỉ thị, cấu trúc lương phải dựa trên tiêu chí không phân biệt giới tính, bảo đảm lương được xác định mà không có định kiến hay phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Yêu cầu quan trọng này nhằm loại bỏ các khoảng cách lương hiện tại và bảo đảm rằng mọi cá nhân nhận được sự công bằng, không thiên vị về mức lương cho công việc tương đương. Thêm vào đó, luật trên của EU cũng yêu cầu thông báo vị trí tuyển dụng và chức danh công việc phải không phân biệt giới tính, tạo điều kiện công bằng trong việc tiếp cận cơ hội việc làm cho các cá nhân thuộc mọi giới tính. 

Cụ thể, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về mức lương ban đầu hoặc phạm vi của nó trong vị trí tuyển dụng hoặc trước khi phỏng vấn việc làm. Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ không còn được phép hỏi người xin việc về lịch sử trả lương của họ. Về phần mình, người lao động sẽ có quyền yêu cầu thông tin từ người sử dụng lao động về mức lương cá nhân và mức lương trung bình của họ, được chia theo giới tính, đối với các loại lao động thực hiện công việc có giá trị ngang nhau. Quyền này sẽ tồn tại cho tất cả lao động, bất kể quy mô của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có ít nhất 250 lao động sẽ phải công bố thông tin về khoảng cách tiền lương giữa lao động nữ và lao động nam. 5 năm sau khi chuyển đổi Chỉ thị, ngưỡng cho nghĩa vụ này được hạ xuống đối với các công ty có 100 nhân viên trở lên.

Nếu báo cáo cho thấy chênh lệch tiền lương theo giới tính ít nhất là 5%, người sử dụng lao động sẽ phải tiến hành đánh giá tiền lương chung với sự hợp tác của đại diện người lao động. Các quốc gia thành viên EU sẽ phải đưa ra các hình phạt hiệu quả, tương xứng và có tính răn đe, chẳng hạn như phạt tiền, đối với những người sử dụng lao động vi phạm quy tắc. Người lao động bị thiệt hại sẽ có quyền yêu cầu bồi thường. Lần đầu tiên, sự phân biệt đối xử giữa các cộng đồng trong luật pháp châu Âu và quyền của những người phi nhị giới (những người mang tâm lý tự nghi hoặc giới tính của bản thân, lúc thì tự cho rằng mình là nam, lúc khác thì lại tự cho mình là nữ) đã được đưa vào phạm vi của các quy tắc mới trong Chỉ thị. Đây sẽ là những tình tiết tăng nặng khi xác định hình phạt đối với hành vi gây bất bình đẳng thu nhập.

Các quy tắc quy định, việc trả lương bí mật bị cấm và bên sử dụng lao động không được phép có các điều khoản hợp đồng hạn chế người lao động tiết lộ tiền lương của họ hoặc tìm kiếm thông tin về cùng loại hoặc các loại tiền lương khác của người lao động. Điều này giúp người lao động so sánh mức lương của mình và nhận diện các khoảng cách lương giới tính có thể tồn tại trong nơi làm việc, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi để giải quyết các khoảng cách lương.

Một bước phát triển quan trọng khác trong Chỉ thị có thể kể đến là nghĩa vụ chứng minh liên quan đến lương sẽ chuyển từ người lao động sang người sử dụng lao động. Trước đây, người lao động phải cung cấp bằng chứng về tình trạng phân biệt đối xử, vốn thường là rào cản lớn khi họ muốn khởi kiện. Tuy nhiên, khi trọng trách chứng minh được đảo lại, luật pháp tạo điều kiện tiếp cận công lý cho người lao động bằng việc buộc nhà tuyển dụng phải chứng minh rằng không có sự phân biệt đối xử trong việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng về lương.

Quốc tế

AI tham gia vào toàn bộ “vòng đời” dự luật
Nghị viện thế giới

AI tham gia vào toàn bộ “vòng đời” dự luật

Nằm giữa rừng và biển Baltic, Estonia - quốc gia nhỏ bé 1,3 triệu dân đã định nghĩa lại ý nghĩa của một “xã hội số” khi đưa toàn bộ hệ thống hành chính lên nền tảng trực tuyến. Người dân có thể bỏ phiếu qua internet, khai thuế trực tuyến chỉ trong vài phút, hay đăng ký kết hôn mà không cần rời khỏi nhà. Giờ đây, Quốc hội của đất nước này - Riigikogu, đang tiên phong ở một biên giới mới: tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào quá trình soạn thảo luật. Sự chuyển mình này hứa hẹn sẽ làm cho việc lập pháp nhanh hơn, chính xác hơn và bao trùm hơn - nhưng cũng đặt ra những câu hỏi sâu sắc về tính minh bạch, trách nhiệm và vai trò của con người trong nền dân chủ.

Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ kết nối với cử tri thông qua văn phòng địa phương
Nghị viện thế giới

Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ kết nối với cử tri thông qua văn phòng địa phương

Ngay sau kỳ nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ là Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV. Theo quy định, trước và sau mỗi kỳ họp, các đại biểu Quốc hội lại tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả kỳ họp và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri. Mới đây, Đoàn công tác của Văn phòng Quốc hội đã có dịp tới thăm và tìm hiểu cách thức các Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ tiến hành tiếp xúc cử tri, trong đó có nhiều hình thức giúp những người đại diện phản hồi nhanh chóng các vấn đề mà cử tri quan tâm.

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Việt Nam và các nước

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cơ quan thông tấn Mỹ Latin đã có nhiều bài viết sâu rộng, khắc họa sinh động không khí chuẩn bị cho lễ diễu binh hoành tráng tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách đây nửa thế kỷ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã khép lại cuộc trường chinh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng
Quốc tế

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng

Sự cố mất điện đã khiến phần lớn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng một phần Tây Nam nước Pháp bị tê liệt kể từ trưa ngày 28.4 (theo giờ địa phương). Hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt bị gián đoạn, dịch vụ điện thoại bị "đóng băng", còn hệ thống đèn giao thông và máy rút tiền ATM đều ngừng hoạt động.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.