EU cần có luật mới xử lý an toàn rác thải trong khai khoáng

Trong bối cảnh EU đặt mục tiêu ít nhất 10% nguyên liệu thô quan trọng được coi là thiết yếu cho quá trình chuyển đổi năng lượng phải được khai tác tại châu Âu vào năm 2030 để tránh phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, các nhà hoạt động môi trường cho rằng, Ủy ban châu Âu cần nhanh chóng sửa đổi hoặc ban hành quy định mới để giải quyết vấn đề chất thải khai thác một cách đồng bộ.

EU cần có luật mới xử lý an toàn rác thải trong khai khoáng -0
Ảnh: EEB

Một phân tích pháp lý do nhóm vận động Giao thông & Môi trường (T&E) thực hiện kêu gọi Ủy ban châu Âu nhiệm kỳ mới, hiện đang trong quá trình thành lập, sửa đổi luật về chất thải khai thác. Trong báo cáo của mình, tổ chức này cảnh báo nếu không có một động thái chung từ EU, sẽ dẫn đến tình trạng các nước tự đề ra quy định một cách lẻ tẻ, thiếu đồng bộ và thiếu tương thích.

Theo Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng (CRMA) mới được thông qua, EU đã đặt mục tiêu khai thác 10% nguyên liệu thô, chẳng hạn như lithium - một nguyên liệu thiết yếu để sản xuất pin cho xe điện (EV). Hiện tại, châu Âu hiện đang hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc, để cung cấp một số trong 34 nguyên liệu được xác định là quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng và an ninh của châu Âu. Luật mới đặt ra mục tiêu khai thác để hạn chế nguy cơ phụ thuộc vào nguồn bên ngoài, tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế.

Với mục tiêu khai khoáng này, T&E đang kêu gọi Ủy ban châu Âu nhiệm kỳ mới sửa đổi Chỉ thị về Chất thải khai thác năm 2006; thậm chí có thể thay thế văn bản này bằng một đạo luật sẽ được áp dụng trực tiếp tại tất cả các quốc gia thành viên EU, thay vì trao cho các chính phủ một số quyền tự do nhất định trong việc ban hành quy định riêng hoặc hài hóa hóa pháp luật của EU vào luật pháp quốc gia.

T&E lập luận rằng Ủy ban đã từng sử dụng cách tiếp cận này để thông qua luật của EU về sản xuất và thải loại pin, cùng với các sáng kiến ​​chính sách Thỏa thuận Xanh khác. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo sự hài hòa của các quy định trên khắp châu Âu, đồng thời lưu ý rằng Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng sẽ thúc đẩy đầu tư vào quá trình khai thác khoáng sản từ các mỏ không còn sử dụng hoặc các mỏ mới.

Nhóm này cho biết trong một cuộc họp báo kèm theo báo cáo rằng: “Với Đạo luật về nguyên liệu thô quan trọng cũng mở ra cánh cửa cho hoạt động khai thác lại ở châu Âu, đây là thời điểm thích hợp để tăng cường các quy định của châu Âu về chất thải đối với các mỏ mới và tận dụng cơ hội này để tích hợp các quy định về hoạt động khai thác khoáng sản”.

T&E cũng lưu ý rằng quy định hiện hành của châu Âu không đề cập đến vấn đề trách nhiệm pháp lý và thiệt hại trong trường hợp xảy ra tai nạn, và không rõ ràng về cách chính phủ nên giám sát như thế nào cũng như nên áp dụng biện pháp gì để hạn chế tác động của hoạt động khai khoáng đối với môi trường. Ủy ban nên "yêu cầu các công ty thực hiện các kỹ thuật giám sát và lưu trữ chất thải an toàn nhất", nhóm vận động có trụ sở tại Brussels lập luận.

Thế giới 24h

Kỳ vọng tạo bước đột phá
Quốc tế

Kỳ vọng tạo bước đột phá

Ba Lan chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh khu vực này đối mặt nhiều thách thức với hàng loạt vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh, phục hồi kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối.

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025
Thế giới 24h

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng và sự lan tràn thông tin sai lệch. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vẫn có nhiều lý do để hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2025.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.

Nguồn: Bộ Quốc phòng Nhật Bản
Quốc tế

Nhật Bản đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc phòng mục đích kép

Nhật Bản đang thực hiện bước đi đột phá trong chiến lược tích hợp công nghệ dân sự và quân sự thông qua sáng kiến xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc phòng mục đích kép. Với sự bảo trợ từ Bộ Quốc phòng (MoD) và Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp (METI), chiến lược này không chỉ nhằm tăng cường năng lực quốc phòng, mà còn hướng tới củng cố khả năng phục hồi kinh tế của xứ sở Phù tang trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ và bất ổn địa chính trị gia tăng.