Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Đưa quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp trở thành trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trao đổi với các cơ quan báo chí trước thềm chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại LÊ THU HÀ nhấn mạnh, chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, định hướng chiến lược cho quan hệ song phương, đồng thời góp phần nâng tầm và đưa quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp trở thành trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước. 

Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai Cơ quan lập pháp

Xin bà cho biết đánh giá về bối cảnh và ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Trung Quốc?

- Sau 15 năm kể từ khi xác lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu, hợp tác trên các lĩnh vực đạt nhiều tiến triển tích cực, toàn diện. Hai bên duy trì các hoạt động tiếp xúc, đối thoại và trao đổi đoàn ở các ngành, các cấp, nhất là các chuyến thăm cấp cao; ra Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đưa quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp trở thành trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế (tháng 3.2023)

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta sau khi hai nước nâng tầm quan hệ, cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Vương Đình Huệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội. Chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, định hướng chiến lược cho quan hệ song phương, cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao và những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2022) và chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình (năm 2023) với 6 phương hướng hợp tác lớn, đặc biệt là thúc đẩy “lòng tin chính trị cao hơn”, củng cố “nền tảng xã hội vững chắc hơn”, góp phần nâng tầm và làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc; khẳng định chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là sự lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt, góp phần nâng tầm và làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ giữa hai Cơ quan lập pháp, đưa mối quan hệ này trở thành trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước. 

Định hướng chiến lược cho quan hệ song phương, đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Trung Quốc trên 6 trụ cột -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà nhấn mạnh, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, định hướng chiến lược cho quan hệ song phương

Bà đánh giá như thế nào về hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian qua, trong đó có hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp?

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua về tổng thể duy trì đà phát triển tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao diễn ra mật thiết, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, định hướng chiến lược; không khí hữu nghị, tin cậy lan tỏa đến các cấp, các ngành, các địa phương và đoàn thể nhân dân, tạo thành cục diện giao lưu, hợp tác sôi động. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong năm 2023 đạt 172 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam; trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Lũy kế đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đạt 27,6 tỷ USD, đứng thứ 6/145 đối tác đầu tư của Việt Nam. Hợp tác du lịch từng bước phục hồi, trong Quý I.2024, Việt Nam đã đón 1,75 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 trong các thị trường gửi khách đến Việt Nam.

Tiếp nối chuyến thăm chính thức Trung Quốc rất thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (năm 2022) và hai bên ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, năm 2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, hai bên ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược” và ký kết 36 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực là nền tảng để phát triển quan hệ song phương ổn định, lành mạnh, bền vững và lâu dài.

Trong tổng thể nỗ lực thúc đẩy “Tin cậy chính trị ngày càng cao hơn”, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển đi vào chiều sâu. Lãnh đạo hai bên duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao bằng nhiều hình thức linh hoạt. Đáng chú ý, hoạt động đối ngoại đầu tiên của đồng chí Triệu Lạc Tế sau khi được bầu giữ chức vụ Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc là hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (tháng 3.2023), trao đổi nhiều phương hướng hợp tác lớn trong quan hệ hai nước. Ngoài ra, giao lưu hợp tác giữa các ủy ban chuyên môn, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị... đạt nhiều kết quả tích cực. Hai bên cũng duy trì tiếp xúc, tham vấn, phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA).

Trong chuyến thăm lần này, hai bên sẽ ký mới Thỏa thuận hợp tác thay thế cho Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc (năm 2015) với những nội hàm mới như: thành lập cơ chế hợp tác nghị viện hai nước; triển khai hợp tác bồi dưỡng, đào tạo đại biểu dân cử; nâng cao vai trò của Quốc hội/Nhân đại và Hội đồng nhân dân các cấp trong thúc đẩy quan hệ song phương. Việc ký kết Thỏa thuận là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Quốc hội Việt Nam - Nhân đại toàn quốc Trung Quốc; tạo cơ sở pháp lý để nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai Cơ quan lập pháp, tương xứng với tầm cao quan hệ hai nước.

Đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực theo 6 trụ cột đã xác định

- Theo bà, đâu là những tiềm năng hợp tác mà hai nước có thể tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là thông qua kênh ngoại giao nghị viện?

- Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng anh em, chia sẻ nhiều điểm tương đồng về nền tảng tư tưởng, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phấn đấu vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân... Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ ổn định, lành mạnh, bền vững, lâu dài với Trung Quốc, coi đây là chủ trương xuyên suốt, nhất quán, là sự lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Thông qua chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có trên các kênh Đảng, Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội; đẩy mạnh tiềm năng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực theo 6 trụ cột đã xác định, trọng tâm là: tăng cường tin cậy chính trị; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh; đẩy nhanh kết nối chiến lược phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất, nhất là thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, bền vững, chất lượng cao; đẩy mạnh giao lưu hữu nghị, xây dựng nền tảng xã hội tốt đẹp của quan hệ song phương.

Đặc biệt, thông qua kênh ngoại giao nghị viện, với Thỏa thuận hợp tác mới được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và Văn phòng Quốc hội Việt Nam với Ban Thư ký Nhân đại toàn quốc Trung Quốc sẽ nâng tầm và làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ giữa hai Cơ quan lập pháp, đưa mối quan hệ này trở thành trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước.

Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Đoàn Hội đồng Nhân dân/Nhân đại các địa phương hai nước; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm về hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, về hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ môi trường, đóng góp chung cho sự phát triển của nhân loại...; tăng cường vai trò giám sát của hai Cơ quan lập pháp đối với việc triển khai thực hiện các Thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa hai nước; phát huy vai trò của các đại biểu Quốc hội/Nhân đại, nhất là Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt - Trung trong tuyên truyền hữu nghị, củng cố đồng thuận và xây dựng nền tảng xã hội tốt đẹp của quan hệ hai nước; phối hợp, ủng hộ nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới, góp phần tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước bước vào giai đoạn mới, cùng nhau chung tay phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

- Xin cảm ơn bà!

Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình - Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, phát huy vai trò và đóng góp của Việt Nam vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc

Chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiếp tục củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, thể hiện sự coi trọng đối với vai trò của nước chủ nhà Campuchia và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam sẵn sàng tham gia, đóng góp cho các vấn đề toàn cầu và khu vực, vì một thế giới hòa bình, vì hạnh phúc của nhân loại.

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn
Chính trị

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn

Ngày 21.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia; tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP). Chuyến thăm được dư luận quan tâm và đánh giá cao.

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới
Chính trị

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh về quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia
Chính trị

Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024. Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa cũng như kỳ vọng về những kết quả đạt được sau chuyến thăm.

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana
Chính trị

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Cộng hòa Dominicana từ ngày 19-21.11, phóng viên TTXVN tại La Habana đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominicana, Lê Quang Long về ý nghĩa chuyến thăm, các điểm nhấn trong lĩnh vực hợp tác cũng như cách thức tăng cường quan hệ song phương.

Việt Nam chú trọng tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng
Chính trị

Việt Nam chú trọng tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng

Theo thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì bao dung và hòa bình (TPTP) từ ngày 21-24.11.2024.

Chủ tịch UBND Trần Việt Trường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản - giải pháp tài chính, cam kết dài hạn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao vị thế của nông sản ĐBSCL

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”. Tham dự Hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường có bài phát biểu chào mừng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu:

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản

Tối 15.11, tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Kuroiwa Yuji - người đã được trao tặng Huân chương hữu nghị của Việt Nam và cùng đoàn đại biểu chính quyền, doanh nghiệp tỉnh thăm Việt Nam 7 lần, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Kanagawa tăng cường hơn nữa hợp tác với các địa phương Việt Nam.

Phiên họp toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Theo dòng sự kiện

Thượng tôn Hiến pháp

Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ/trưởng đoàn các nước CLMV và Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.