Du ngoạn văn hóa dân gian với góc nhìn mới

Linh hoạt, mới lạ và khéo léo lồng ghép những câu chuyện gần gũi của văn hóa dân gian, các nghệ sĩ trẻ đem đến nguồn cảm hứng mới cho khán giả yêu nghệ thuật trên hành trình tìm hiểu về văn hóa truyền thống.

Dân gian trong gen Z

Triển lãm “Dân gian trong gen Z”, đang diễn ra tại Khu trải nghiệm, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội (đến ngày 31.7), giới thiệu 39 tác phẩm của 3 họa sĩ sinh ra đầu thế kỷ XXI; ở chuyến du ngoạn văn hóa này, những góc nhìn độc đáo về tranh Đông Hồ, nghệ thuật hát bội, vè nói ngược được hé lộ qua nét vẽ mới lạ của người trẻ.

Văn hóa dân gian qua góc nhìn của người trẻ. Ảnh: Ng. Phương
Văn hóa dân gian qua góc nhìn của người trẻ. Ảnh: Ng. Phương

Là người con Hà Nội, đang sinh sống ở Boston, Mỹ, họa sĩ Meaptopia có kho tàng cảm hứng đồ sộ về cuộc sống ở quê hương, từ phở, cơm tấm, bánh mỳ của ẩm thực đường phố đến sự dở khóc dở cười khi tham gia giao thông. Họa sĩ đã khéo léo khắc họa những điều đó bằng phong cách truyền thống, tạo nên các hình ảnh hài hước đậm văn hóa Việt. 

Tham gia triển lãm, Meaptopia gửi tới công chúng tác phẩm “Đông Mèo” lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ - một trong những dòng tranh dân gian gắn liền với cuộc sống người Việt nhiều thập kỷ. Xuất phát từ chính sinh hoạt đời thường, tranh Đông Hồ mang nét gần gũi, thân thuộc, phản ánh đời sống, tập tục, tín ngưỡng đặc trưng ở các vùng miền. Tuy nhiên, qua góc nhìn của họa sĩ trẻ, vẫn là những nét quen thuộc của tranh dân gian, nhưng điểm mới lạ là sự khắc họa những khoảnh khắc vui nhộn, lém lỉnh của các chú mèo. Sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật dân gian với góc nhìn hiện đại đã góp phần mang giá trị truyền thống đến gần khán giả ngày nay.

Trong khi đó, ấn tượng và bị thu hút bởi các yếu tố mỹ thuật mà hát bội đem lại, từ các gương mặt được hóa trang, tô vẽ đến các bộ trang phục, mũ mão..., qua thời gian dài tìm hiểu bộ môn này, họa sĩ Vei Vei lần lượt cho ra đời các tác phẩm "Bội Tự” và “Bội Ký”. Với “Bội Tự”, các thuật ngữ, biểu tượng đặc trưng của hát bội được minh họa lại dưới dạng con chữ. Nối tiếp sự ủng hộ của cộng đồng dành cho “Bội Tự”, "Bội Ký" là những tìm hiểu sâu hơn của nghệ sĩ về các vở tuồng tiêu biểu và những thuật ngữ đã được giới thiệu trước đó.

Là người con của thành phố di sản Thừa Thiên Huế, từ nhỏ PAO đã được tiếp xúc với nhiều loại hình văn hóa khác nhau; từ những rung cảm ấy, họa sĩ đã thực hiện nhiều dự án minh họa, từ đồ chơi dân gian Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu cho đến những câu vè đồng dao gắn liền với tuổi thơ. Góp mặt trong triển lãm lần này, PAO mang tới tác phẩm “Vè nói ngược”. Chọn bài “Bao giờ cho đến tháng ba" làm cảm hứng chủ đạo để vẽ nên những hình ảnh minh họa dí dỏm, PAO đã mang đến cho khán giả trải nghiệm mới mẻ với thể loại văn học dân gian đặc biệt này. Qua loạt tác phẩm, những hiện tượng thú vị, “ngược đời” trong bài vè càng thêm phần tinh nghịch, ấn tượng…

Tiếp nối mạch nguồn

Theo ông Nguyễn Việt Nam, nhà sáng lập, Giám đốc Công ty sáng tạo Tired City, chính sự gần gũi, linh hoạt, đời thường đã giúp văn hóa dân gian tồn tại và phát triển bền vững trong đời sống tinh thần của người dân Việt đến tận ngày nay. Giờ đây, dưới lăng kính của các họa sĩ gen Z, văn hóa dân gian một lần nữa chuyển mình, linh hoạt thích nghi và khéo léo kết hợp với những câu chuyện của thời hiện đại. 

Trong khi đó, ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho rằng, các tác phẩm tại triển lãm cho thấy sức sống của văn hóa dân tộc như mạch nguồn chảy mãi dưới sự sáng tạo của các họa sĩ trẻ thế hệ gen Z. Qua đó đánh dấu sự tiếp nối và phát triển văn hóa dân tộc, nâng cao giá trị di sản qua mỗi thế hệ, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa vẻ đẹp văn hóa Việt Nam.

Giới trẻ ngày nay lớn lên trong thời đại công nghệ số, tiếp xúc nhiều với văn hóa toàn cầu, tuy nhiên, họ vẫn luôn hoài niệm về những giá trị truyền thống của dân tộc. Nhiều bạn trẻ ngày càng quan tâm và tìm đến văn hóa dân gian như một nguồn cảm hứng mới mẻ và độc đáo, từ đó thể hiện sự sáng tạo của mình trong nhiều lĩnh vực như âm nhạc, thời trang, phim ảnh, hội họa...

Chị Bùi Ngọc Xuân, Quản lý dự án triển lãm “Dân gian trong gen Z”, nhận thấy sự thay đổi của giới trẻ trong các nội dung văn hóa sáng tạo; khoảng 2 - 3 năm gần đây, những tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống xuất hiện nhiều. Khi hiểu về văn hóa, những nội dung họ mang đến sâu sắc hơn. "Qua quá trình hoạt động, chúng tôi cũng thường có những thử thách minh họa lấy chủ đề văn hóa truyền thống, văn hóa địa phương, khuyến khích giới trẻ có động lực tìm hiểu và sáng tạo tác phẩm”.

Lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Đây là xu hướng tích cực, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời tạo ra những sản phẩm sáng tạo độc đáo, ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về văn hóa dân gian trước khi đưa vào sáng tạo, tránh làm sai lệch bản sắc văn hóa.

Văn hóa - Thể thao

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Giải đua tỉnh Sóc Trăng 2024 có 60 đội ghe ngo
Văn hóa - Thể thao

Sôi nổi và đầy bản sắc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2024

Ngày 14.11, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra khai mạc giải đua ghe Ngo nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.

"Viên ngọc quý" trong thành phố sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

"Viên ngọc quý" trong thành phố sáng tạo

Hà Nội tự hào sở hữu những kiến trúc cổ kính, là minh chứng sống động cho lịch sử hào hùng của Thủ đô. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển Thành phố sáng tạo.