Dự luật cấm TikTok: Phản ứng trái ngược của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ

Sau khi một ủy ban thuộc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cấm TikTok với tỷ lệ ủng hộ tuyệt đối, hai ứng viên nặng ký đang chạy đua vào Nhà Trắng đã có những phản ứng và quan điểm trái chiều.

Dự luật cấm TikTok: Phản ứng trái ngược của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ -0
Dự luật của Mỹ sẽ cấm TikTok trên các cửa hàng ứng dụng trừ khi ByteDance thoái vốn khỏi nền tảng này. Nguồn: Reuters

Tuần trước, dự thảo “Luật Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do nước ngoài kiểm soát”, nhằm buộc công ty mẹ của TikTok là ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok nếu không muốn ứng dụng này bị cấm khỏi các nền tảng của Mỹ, đã được Ủy ban Năng lượng và Thương mại thuộc Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ tuyệt đối là 50 phiếu.

Dự thảo văn kiện này sẽ được bỏ phiếu vào ngày 12 hoặc 13.3 tại Hạ viện. Dự luật cần nhận được sự ủng hộ của 2/3 nghị sĩ Hạ viện để được thông qua. Sau đó, dự luật cần phải trình lên Thượng viện bỏ phiếu trước khi được Tổng thống Joe Biden ký thành luật.

Đạo luật này cho phép coi TikTok và các ứng dụng do nước ngoài kiểm soát là một mối đe dọa an ninh quốc gia và yêu cầu công ty mẹ có nguồn gốc Trung Quốc của TikTok là ByteDance sẽ phải thoái vốn hoàn toàn trong vòng 180 ngày khỏi nền tảng này, nếu không muốn nền tảng này bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng của Mỹ.

Trong một tuyên bố cuối tuần trước, Tổng thống Biden, người hiện vẫn đang sử dụng TikTok để tiếp cận lớp cử tri trẻ, đã tuyên bố sẽ ký dự luật nếu được Quốc hội thông qua.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Donald Trump, người từng thúc đẩy một dự luật cấm TikTok khi còn tại nhiệm, lại bất ngờ lên tiếng ủng hộ nền tảng này. “Nếu loại bỏ TikTok, Facebook và Zuckerschmuck sẽ nhân đôi việc làm ăn của họ”, ông Trump đăng trên mạng xã hội Truth Social. Ông cho biết thêm rằng không muốn Facebook “làm tốt hơn”, cáo buộc công ty của Mark Zuckerberg gian lận trong cuộc bầu cử trước đó và gọi nền tảng xã hội này mới là “kẻ thù thực sự của người dân”.

Trong nhiệm kỳ của mình, năm 2020, ông Trump từng muốn cấm Tiktok. Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, ông Trump, người đang tìm cách trở lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, giờ đây lại bày tỏ sự phản đối về việc cấm TikTok.

Các nhà quan sát cho rằng, với sự ảnh hưởng quan trọng của ứng dụng TikTok đối với người dùng Mỹ, đặc biệt là giới trẻ, quan điểm của hai ứng cử viên Tổng thống về việc cấm hay không cấm ứng dụng này sẽ có tác động nhất định đến lựa chọn của cử tri trong cuộc bầu cử.

Nhằm phản đối dự luật của Quốc hội Mỹ, TikTok đã phát động một chiến dịch vận động hành lang, bao gồm việc cố gắng huy động cơ sở người dùng của TikTok.

Phát ngôn viên của TikTok xác nhận, ứng dụng này đã gửi thông báo cho nhiều người dùng Mỹ trên 18 tuổi. Thông báo cho rằng “chính phủ đang cố gắng tước bỏ quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp của 170 triệu người Mỹ”. TikTok cũng khuyến khích người dùng liên hệ với các thành viên của Quốc hội để phản đối dự luật này.

Nhiều nhân viên của Quốc hội cho biết, văn phòng của Hạ viện bị “ngập” trong các cuộc điện thoại. Một số văn phòng nhận tới hàng trăm cuộc gọi đến theo chiến dịch vận động hành lang của TikTok.

Ông Mike Gallagher, nghị sĩ đảng Cộng hòa ở bang Wisconsin cho biết “Dự luật không cấm TikTok, mà đưa ra lựa chọn để ứng dụng này cắt đứt quan hệ với ByteDance. Miễn là ByteDance không còn sở hữu công ty, TikTok vẫn có thể tồn tại. Người dùng vẫn có thể quay video hoặc liên lạc với bạn bè trên nền tảng TikTok”.

Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh
Thế giới 24h

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh

Jordan đang có những bước tiến táo bạo hướng tới tương lai năng lượng bền vững với Luật Điện mới đưa năng lượng tái tạo và hydro xanh vào trọng tâm của chiến lược năng lượng quốc gia. Luật này, thay thế luật tạm thời có hiệu lực từ năm 2002, được thiết kế để hiện đại hóa ngành điện của đất nước, thu hút đầu tư tư nhân và củng cố vị thế của Jordan như một trung tâm khu vực về đổi mới năng lượng sạch.