Du lịch làng gốm Phù Lãng

Là một trong những làng gốm nổi tiếng miền Bắc, cách Hà Nội khoảng 60km, nằm ven quốc lộ 18, trên đường đi vịnh Hạ Long và trong vùng Kinh Bắc với nhiều điểm du lịch văn hóa, Phù Lãng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Mới đến đầu làng gốm Phù Lãng, thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh, du khách dễ nhận ra nét đặc trưng của làng nghề gốm vùng nông thôn Bắc bộ với những đống củi, nhà gạch trần, mái ngói nhấp nhô dọc hai bên đường làng. Sản phẩm được xếp đầy sân nhà, bờ ruộng, dọc các lối đi với những chậu cảnh, bình gốm, chum vại, tiểu quách xếp tầng tầng lớp lớp, cái còn ướt đỏ màu đất, cái đã phơi màu bạc phếch, cái đã qua lò nung lên nước bóng loáng...

Theo sách Kinh Bắc - Hà Bắc, ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc và học được nghề làm gốm rồi truyền dạy cho người trong nước. Nghề gốm Phù Lãng được hình thành và phát triển vào khoảng thời Trần, thế kỷ XIV. Sản phẩm gốm Phù Lãng có màu đặc trưng hồng đỏ gạch do nguyên liệu là đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (xã Việt Thống) cách đó chừng 7km đường sông. Nước men cũng có sắc thái riêng với đặc trưng là gốm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu... mà người ta gọi chung là men da lươn. Chất liệu làm men tráng được làm từ tro cây rừng, vôi sống, sỏi ống nghiền nát, bùn phù sa trắng. 4 chất liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định rồi để khô, đập nhỏ cho vào nước, gạn qua rây bột, từ đó chế thành một chất lỏng quánh, vàng như mật ong. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản phẩm có màu trắng đục.

Nét nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và đậm nét điêu khắc tạo hình.

Chị Nguyễn Thị Thủy, cán bộ văn hóa xã Phù Lãng cho biết, về cơ bản, gốm Phù Lãng chia thành 2 dòng sản phẩm chính là gốm truyền thống và gốm mỹ thuật. Gốm mỹ thuật xuất hiện từ năm 1998 khi những thợ gốm thế hệ mới được đào tạo từ các trường mỹ thuật. Hiện cả làng có 6 người học từ các trường mỹ thuật và với kiến thức được học, họ đang thổi hồn vào đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm.

Từ khi xuất hiện các xưởng gốm mỹ thuật, du khách đến với làng nghề Phù Lãng nhiều hơn. Khách đi tour được dẫn tới xưởng gốm xem các công đoạn làm nghề và chọn mua sản phẩm. Theo chuyên viên điều hành Công ty du lịch Vinatour Vũ Minh Chiên, khách đến Phù Lãng theo 2 dạng. Khách đi theo tour chọn đây là điểm dừng trên tuyến đến Hạ Long. Dạng thứ 2 là dân du lịch “bụi” cả ta và tây đều thích, với hành trình tự túc di chuyển. Khoảng hơn năm trở lại đây, dân du lịch “bụi” rất thích đến Phù Lãng bởi mỗi góc vườn, mỗi con đường, mỗi bờ rào là một khuôn hình dễ thương, mộc mạc. Ngoài làm nghề gốm, làng Phù Lãng là một điển hình của làng nông thôn Bắc bộ, rất hợp cho phát triển du lịch nếu biết khai thác giữa các điểm văn hóa lịch sử ở Bắc Ninh và cung đường 18 đi vịnh Hạ Long. Đặc biệt, người làm gốm ở Phù Lãng rất hiếu khách, sẵn sàng trả lời tỉ mỉ các công đoạn làm nghề...

Tuy nhiên, hiện du lịch đến làng gốm Phù Lãng chỉ là tự phát, chưa chuyên nghiệp như làng gốm Bát Tràng. Nhược điểm lớn nhất để Phù Lãng trở thành điểm du lịch là hạ tầng giao thông. “Đường về làng Phù Lãng nhỏ hẹp nên khi dẫn khách đến đây, chúng tôi phải chuyển tải sang xe nhỏ hoặc để khách đi bộ nên mất nhiều thời gian cho khách đi tour. Thậm chí nhiều du khách mê phong cảnh làng quê và muốn ở lại qua đêm cũng không có điểm lưu trú tương đối tiện nghi tại đây”, anh Chiên nhận xét.

Văn hóa

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.