Người trẻ giữ văn hóa trong thời đại số

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ những sáng kiến trong lĩnh vực văn hóa. Bởi thực tế thời gian qua, nhiều người trẻ đã tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trên hành trình bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

Những “đại sứ” kết nối truyền thống và hiện đại

Tận dụng thế mạnh của công nghệ, nhiều người trẻ hôm nay tích cực đóng góp vào cuộc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống với cách làm sáng tạo. Như anh Ngô Quý Đức đã sáng lập dự án Về làng với sứ mệnh gìn giữ, lan tỏa nghề thủ công quý báu của dân tộc đến với cộng đồng. Từ năm 2020 đến nay, trang web của dự án (velang.vn) liên tục cập nhật, đăng tải thông tin làng nghề tại nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Huế..., trở thành địa chỉ quen thuộc của những ai muốn tìm hiểu về nghề truyền thống mà chưa có điều kiện đến làng nghề.

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số là cách người trẻ bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Ảnh: NVN
Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số là cách người trẻ bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Ảnh: NVN

Cũng trong năm 2020, dự án Trường Ca Kịch Viện ra đời do một nhóm bạn trẻ thuộc thế hệ gene Z thực hiện, nhằm xây dựng một bảo tàng online về nghệ thuật truyền thống và diễn xướng dân gian Việt Nam. Nét đặc sắc của loại hình sân khấu quen thuộc như rối nước, chèo, tuồng, cải lương...; những diễn xướng có tính đặc thù như hát bả trạo (vùng duyên hải miền Trung), hát ổi lỗi (múa rối chầu thánh), trò xuân phả… được số hóa đưa lên các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội gắn với tổng hợp kiến thức cùng cách trình bày đồ họa sinh động, hấp dẫn.

Đặc biệt, năm 2022, sau khi đã tạo hiệu ứng tốt trong đông đảo khán giả trẻ, dự án nối tiếp ứng dụng nhân văn số bằng triển lãm Bắc nhịp tang bồng, trên tinh thần “khoác áo mới” cho văn hóa dân gian bằng thế mạnh tích hợp các công nghệ hiện đại. Triển lãm công chiếu phim tài liệu Đoạn trường vinh hoa (hành trình theo chân gánh hát cải lương), phim 3D Visual Arts kết hợp giữa các loại hình biểu diễn truyền thống và âm nhạc điện tử EDM, mở ra hướng tiếp cận độc đáo về nghệ thuật biểu diễn cổ truyền…

Hay gần đây nhất, dự án Nét Việt Nam ra đời, cùng trên dòng tìm về giá trị văn hóa dân tộc, kể chuyện đó qua góc nhìn thế hệ mới, thời đại mới. Các video được dàn dựng gồm những phân cảnh được đầu tư kỹ lưỡng, góc quay hiện đại, lối dẫn dắt mang tính kể chuyện; được chia nhỏ ra nhiều thời lượng phù hợp các nền tảng thịnh hành như YouTube, Facebook, TikTok, Threads… Câu chuyện được truyền tải dưới hình thức đa dạng, gắn hashtag thu hút đông đảo người xem.

Ngoài ra, nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, xây dựng các dự án đạt thành tựu như chuỗi chương trình khơi gợi nét đẹp của nghệ thuật Việt Nam, phổ biến trên nền tảng mạng xã hội của nhóm Hiếu Văn Ngư. Dự án Ỷ Vân Hiên ứng dụng công nghệ in hiện đại trong phục chế, thiết kế cổ phục... Điểm gặp của các dự án này là “bắt sóng” thị hiếu của khán giả thời đại mới, khi xu hướng nội dung ngắn, thông tin nhanh được ưa chuộng.

Từ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong số hóa từ hiện vật trong bảo tàng, di tích, công trình kiến trúc đến số hóa di sản phi vật thể, Giám đốc Công ty 3D Art, kiến trúc sư Đinh Việt Phương chia sẻ: mỗi thế hệ có cách gìn giữ di sản văn hóa khác nhau. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc xây dựng website, hình ảnh, âm thanh được ghi lại dưới định dạng số, tham quan trực tuyến, công nghệ thực tế ảo đến đồ họa 3D… cũng là cách tham gia vào công cuộc bảo tồn di sản.

“Ứng dụng công nghệ hiện đại là một trong những cách làm hiệu quả để thu hút đông đảo công chúng, đặc biệt là người trẻ tham gia tìm hiểu, từ đó lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi gợi tình yêu đối với những di sản của tiền nhân”, kiến trúc sư Đinh Việt Phương nhận định.

Tiếp nguồn năng lượng mới

Có thể thấy, thời đại công nghệ số, toàn cầu hóa mang đến nhiều thử thách về văn hóa nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội nếu biết tận dụng sức mạnh của công nghệ, kỹ thuật. Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được nhận định sẽ tạo ra tác động mạnh mẽ thúc đẩy sáng kiến trong các lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Đứng trước nhiều lựa chọn trong thế giới phẳng, việc các bạn trẻ chọn tìm về truyền thống là điều đáng trân quý. Vấn đề đặt ra là có chính sách thu hút, khuyến khích, hỗ trợ người trẻ trong quá trình tìm về bản sắc dân tộc, coi đó là tài nguyên để đổi mới sáng tạo.

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số là cách người trẻ bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Ảnh: NVN

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số là cách người trẻ bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Ảnh: NVN

TS. Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số là công cụ hữu hiệu duy trì, phát huy và nâng tầm giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, nếu thiếu hiểu biết, các sản phẩm số sẽ mất đi phần hồn, phần gốc. Giới trẻ rất sáng tạo, nhiệt tình, đam mê cống hiến, song cần kết nối với chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa để đưa ra được những sản phẩm chất lượng, phù hợp với môi trường số. “Đây là cách tiếp thêm vào nguồn năng lượng trẻ trung của họ, tiếp sức cho di sản trong đời sống đương đại”.

Tiếp sức hành trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản cần đặt dưới góc nhìn của người trẻ, có cách tiếp cận phù hợp với thời đại công nghệ, chuyển đổi số. Đồng thời, nhận định về vấn đề bản sắc, truyền thống với tâm thức cởi mở, không “đóng khung”, bởi văn hóa biến đổi theo thời gian, thay đổi theo bối cảnh xã hội. Soi chiếu trong các bộ môn nghệ thuật truyền thống, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam Nguyễn Thị Lệ Quyên cho rằng, cần gia tăng cả về số lượng và chất lượng hoạt động trải nghiệm dành cho công chúng với nghệ thuật truyền thống, tăng sự hiện diện của di sản trên các nền tảng phù hợp với người trẻ để tạo cơ hội tiếp cận dễ dàng.

“Tin rằng vẻ đẹp nội tại sâu sắc từ các bộ môn nghệ thuật truyền thống được bồi đắp qua bao đời, tự bản thân nó đã là tài sản lấp lánh mà bất cứ ai chạm đến đều nhận được giá trị và trân quý. Mỗi người trẻ đều có thể trở thành đại sứ văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời đại công nghệ số. Điều này cũng giúp cho người trẻ khẳng định được tiếng nói, màu sắc, điểm khác biệt của mình”, chị Nguyễn Thị Lệ Quyên nói.

Văn hóa - Thể thao

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ba tuyển thủ Việt Nam góp mặt trong đội hình các ngôi sao Đông Nam Á
Du lịch - Thể thao

Ba tuyển thủ Việt Nam góp mặt trong đội hình các ngôi sao Đông Nam Á

Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Hải và Đỗ Duy Mạnh đã chính thức được Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) lựa chọn vào đội hình Đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars). Đội hình này sẽ tham dự trận giao hữu đặc biệt với CLB Manchester United, diễn ra ngày 28.5 tại SVĐ Bukit Jalil, Kuala Lumpur, Malaysia.

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.