Chuyển hóa tài nguyên văn hóa, định vị giá trị đương đại

Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, tuy nhiên, việc chuyển hóa tiềm năng này thành sản phẩm có sức hút, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế đòi hỏi một chiến lược đồng bộ, linh hoạt và hiệu quả.

Tạo sức hấp dẫn về văn hóa

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sức mạnh quốc gia không chỉ thể hiện bằng quân sự hay kinh tế (sức mạnh cứng) mà còn ở khả năng thu hút và thuyết phục thông qua văn hóa và chính sách đối ngoại (sức mạnh mềm). Trong đó, sức mạnh mềm văn hóa khai thác sự hấp dẫn nội tại của văn hóa để tạo dựng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Các yếu tố văn hóa hữu hình và vô hình như nghệ thuật, văn học, âm nhạc, phim ảnh, ẩm thực, di sản văn hóa và các giá trị truyền thống… đóng vai trò then chốt tạo nên sức mạnh này. Trong kỷ nguyên số, sức mạnh mềm văn hóa đã được khuếch đại thông qua các nền tảng truyền thông xã hội và trực tuyến.

Chuyển hóa tài nguyên văn hóa thành sản phẩm có sức hút đòi hỏi chiến lược đồng bộ, linh hoạt. Nguồn: Tuyengiao.vn
Chuyển hóa tài nguyên văn hóa thành sản phẩm có sức hút đòi hỏi chiến lược đồng bộ, linh hoạt. Nguồn: Tuyengiao.vn

Nhiều quốc gia sở hữu sức mạnh mềm văn hóa đáng kể. Hoa Kỳ nổi bật với văn hóa đại chúng và hệ thống giáo dục hàng đầu. Vương quốc Anh với di sản văn hóa phong phú và tiếng Anh toàn cầu. Pháp với thời trang, ẩm thực, nghệ thuật và kiến trúc. Trung Quốc dựa trên văn minh lâu đời và di sản phong phú. Hàn Quốc vươn lên nhờ làn sóng Hallyu…

Tại đối thoại “Sức mạnh mềm văn hóa” mới đây, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho rằng, câu chuyện phát huy sức mạnh mềm văn hóa tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp… cho thấy các quốc gia đều mong muốn phát huy sức hấp dẫn về văn hóa của mình trong quan hệ quốc tế, trong mối quan hệ tương tác với sức mạnh kinh tế, quân sự.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao và có nhiều chính sách phát triển văn hóa. Xét về tiềm năng, Việt Nam cũng được đánh giá giàu có về văn hóa với 8 trụ cột: danh nhân và giá trị văn hóa; tổ chức văn hóa cộng đồng; không gian và nền tảng văn hóa; di sản văn hóa phi vật thể; di sản văn hóa vật thể; di sản thiên nhiên; lễ hội và sự kiện; nhân lực và sản phẩm văn hóa. Sự phối hợp giữa các kênh truyền thông, ngoại giao văn hóa và một số ngành công nghiệp văn hóa đã từng bước tạo nên sức lan tỏa của hình ảnh quốc gia, thương hiệu địa phương và bản sắc Việt. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp văn hóa chưa phát huy được hết khả năng chuyển đổi từ nguồn tài nguyên; chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các kênh truyền dẫn sức mạnh mềm văn hóa…

Thúc đẩy sức mạnh nội sinh

Trong bối cảnh hiện nay, sức mạnh mềm văn hóa không phải là cuộc chơi của riêng quốc gia nào và Việt Nam có thể phát huy hết tiềm năng để tạo sức hấp dẫn, thu hút về văn hóa. Dẫn một vài ví dụ sản phẩm âm nhạc hiện đại như MV Bắc Bling (Hòa Minzy) với hàng trăm triệu lượt xem, hay Gieo quẻ (Hoàng Thùy Linh) đã được những người nổi tiếng nước ngoài tái hiện một cách thích thú, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương cho rằng, những sản phẩm sáng tạo và thu hút của các nghệ sĩ trẻ góp phần khiến hình ảnh Việt Nam trở nên cuốn hút và hấp dẫn hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Đó cũng là ví dụ sinh động về việc phát huy giá trị sức mạnh mềm Việt Nam.

Định vị giá trị đương đại, tạo sức mạnh mềm văn hóa

Định vị giá trị đương đại, tạo sức mạnh mềm văn hóa

Quan sát khả năng gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam từ 2008 đến nay, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương nhận thấy, nếu trước đây mặc áo dài, hát những bài lấy chất liệu văn hóa truyền thống dân tộc không phải xu hướng của giới trẻ, thì nay đã phổ biến, lan tỏa trong nước và thế giới. Con đường của Việt Nam là phải sử dụng sức sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển hóa chất liệu truyền thống, để tạo ra dòng chảy, sức truyền dẫn của Việt Nam ra thế giới. Điều đó sẽ tạo ra chuyển biến lớn lao, định vị giá trị đương đại của Việt Nam. Bởi một cường quốc sức mạnh mềm không chỉ sống với quá khứ, nhìn thấy tương lai mà còn định vị được giá trị của chính mình trong thì hiện tại.

Để tối ưu hóa việc chuyển hóa tài nguyên văn hóa bản địa thành sức mạnh mềm trên trường quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh sự cần thiết của việc lựa chọn kênh truyền dẫn phù hợp, tạo sức hấp dẫn trong quan hệ quốc tế. Theo bà, sức mạnh mềm văn hóa cần được xác định là một công cụ chính sách đối ngoại quan trọng. Việt Nam cần tính toán nguồn lực mềm và ưu tiên các kênh truyền dẫn hiệu quả để đạt được mục tiêu cả trong ngắn và dài hạn.

Trong khi đó, TS. Frédéric Martel - nhà văn và giảng viên Đại học ZHdK, Zurich, Thụy Sỹ, lưu ý vai trò phối hợp của các bên trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa. Nhà nước cần điều tiết và hỗ trợ để đa dạng hóa các loại hình văn hóa, đặc biệt là các lĩnh vực nghệ thuật hàn lâm. Các tổ chức xã hội dân sự và cơ sở giáo dục đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nghệ sĩ và tạo môi trường thử nghiệm sáng tạo. Sự hợp tác của các yếu tố này góp phần xây dựng sức mạnh mềm văn hóa quốc gia.

TS. Frédéric Martel gợi ý, Việt Nam cần phát triển mạnh mẽ thị trường văn hóa, tạo ra nhiều sản phẩm, đồng thời tích cực tham gia các tổ chức và công ước quốc tế để bảo vệ sự đa dạng văn hóa. Đặc biệt, việc bảo vệ văn hóa trước tác động bên ngoài và thúc đẩy sức mạnh nội sinh là yếu tố then chốt để Việt Nam trở thành nhân tố chủ đạo trong sức mạnh mềm toàn cầu.

Văn hóa

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2025), 80 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945-23.9.2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vẹn nguyên ký ức chiến trường
Văn hóa - Thể thao

Vẹn nguyên ký ức chiến trường

Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải, dấu ấn về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc không chỉ được khắc ghi trong những trang sử vàng son, mà còn được lưu giữ qua những họa phẩm giàu cảm xúc.

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, "Nghệ thuật trang trí cửa võng trong nội thất đình làng" của PGS.TS Trần Thị Biển là một công trình chuyên sâu bên cạnh những nghiên cứu về điêu khắc đình làng đã được khai thác và công bố hơn 50 năm qua, nhưng tập hợp nghiên cứu về cửa võng có lẽ đây là lần đầu tiên...

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4
Văn hóa - Thể thao

Hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 50 năm Thống nhất đất nước diễn ra ngày 20.4

Sáng 10.4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Hình ảnh sẽ giới thiệu tại triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Áo dài phụ nữ Việt Nam qua khói lửa chiến tranh

Triển lãm chuyên đề "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh" diễn ra từ ngày 12.4 - 4.5 do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Công ty TNHH Mind Group tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh giới thiệu MV và dự án "Bond in Việt Nam
Văn hóa

Báo Nhân Dân ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam"

Ngày 9.4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group tổ chức ra mắt video âm nhạc "Victory - Bond in Vietnam". MV ghi hình phần trình diễn của nhóm nhạc Bond tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Qua sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, Báo Nhân Dân mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.