Thái Nguyên:

Dự kiến vượt chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất công nghiệp 2022

Những năm qua, Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp; thực hiện thu hút đầu tư hiệu quả. Với đà tăng trưởng và những tín hiệu lạc quan, Thái Nguyên được dự báo sẽ vượt chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất công nghiệp năm 2022.

Đón nhận dòng vốn đầu tư lớn vào các khu, cụm công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2022 đạt gần 673,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ và bằng 73,2% kế hoạch cả năm. Chia theo từng ngành sản xuất, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 670,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 99,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp), tăng 11,7%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2%; công nghiệp cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải đạt 462,5 tỷ đồng, tăng 5,7%. Riêng công nghiệp khai khoáng đạt 679,1 tỷ đồng, giảm 10,4%  so với cùng kỳ. Đáng chú ý, với kết quả đã đạt được thì giá trị sản xuất công nghiệp trong quý IV.2022 chỉ cần đạt 246,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ là hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra của cả năm 2022.

Kỹ sư vận hành thiết bị tại Nhà máy chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo). Nguồn: ThaiNguyen.gov.vn
Kỹ sư vận hành thiết bị tại Nhà máy chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo)

Xét về cơ cấu đóng góp của các địa phương, TP. Phổ Yên tiếp tục là đầu tàu về sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, với giá trị sản xuất và xuất khẩu luôn chiếm trên 90% của cả tỉnh. Sau khi từ thị xã trở thành thành phố, Phổ Yên tiếp tục đón nhận dòng vốn đầu tư lớn vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Nổi bật nhất là Tập đoàn điện tử Samsung (Hàn Quốc) đã quyết định tăng vốn đầu tư vào Dự án Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (thuộc Khu công nghiệp Yên Bình) thêm 920 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư Nhà máy Samsung tại TP. Phổ Yên đã tăng từ 1,35 tỷ USD lên 2,27 tỷ USD. Một số địa phương khác dù giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng cũng có sự tăng trưởng rất khả quan như: TP. Sông Công đạt gần 5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4%; Đồng Hỷ đạt trên 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 8,48%; Phú Bình đạt trên 16,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh

Những kết quả trên cho thấy, định hướng chiến lược đúng đắn và sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp trong trong cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, việc tăng cường đối thoại để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả tích cực. Những năm qua, Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp; thực hiện thu hút đầu tư hiệu quả; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... 

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy có 54,4% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh trong quý III.2022 tốt hơn quý II.2022; 29,4% cho rằng tình hình sản xuất, kinh doanh ổn định và chỉ 16,2% đánh giá gặp khó khăn hơn.

Về dự kiến tình hình sản xuất, kinh doanh những tháng cuối năm 2022, 60,3% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng tốt lên; 26,5% cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và chỉ 13,2% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Đối với lĩnh vực xây dựng, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với cùng kỳ năm 2021 và dự đoán những tháng cuối năm 2022 sẽ tiếp tục tốt hơn cũng chiếm đa số, với tỷ lệ lần lượt là 64,7% và 50%. Điều này cho thấy, về cơ bản cộng đồng doanh nghiệp trong diện khảo sát đều khá lạc quan về tình hình sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Với đà tăng trưởng và những tín hiệu lạc quan từ phía doanh nghiệp, Thái Nguyên được dự báo sẽ vượt chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất công nghiệp năm 2022. Tuy vậy, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, các cấp, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh không chủ quan, tích cực triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Cụ thể, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính; thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất - kinh doanh, tạo thuận lợi về vốn cho doanh nghiệp. Đây sẽ là những trợ lực rất quan trọng để công nghiệp Thái Nguyên tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của vùng trung du miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030 theo mục tiêu đề ra.

Địa phương

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch
Địa phương

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,87% (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Có 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, đạt 209,15 nghìn tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch (đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc); GRDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD, tăng 11,4%, bằng 98% kế hoạch.

Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) Hà Thị Hường phát biểu tham luận
Địa phương

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024. Tại Đại hội, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện các phong trào, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hủ tục... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi.

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?
Địa phương

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần xây dựng An Dương là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP. Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh). Trong đó, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng

UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng giai đoạn 2024 - 2030. Đề án đặt mục tiêu huy động tối đa các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm. Trong đó, phấn đấu năm 2025 huy động được 420.000 tỷ đồng, đến năm 2030 huy động được 714.000 tỷ đồng.

Làm sao xử lý tình trạng vứt rác, đỗ xe trước nhà chờ, điểm dừng xe buýt?
Địa phương

Làm sao xử lý tình trạng vứt rác, đỗ xe trước nhà chờ, điểm dừng xe buýt?

Thành phố Cần Thơ đầu tư mới các trạm dừng, nhà chờ, trạm trung chuyển, vạch dừng đỗ xe buýt. Tuy nhiên, một số người dân sử dụng làm nơi buôn bán hàng rong, vứt rác không đúng quy định… và xe mô tô, ô tô dừng, đỗ trong phạm vi kẻ vạch. Tình trạng này đang ảnh hưởng đến việc xe buýt ra vào đón, trả khách, gây khó khăn cho hành khách tiếp cận phương tiện công cộng.

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay
Địa phương

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay

Giải pháp nâng cao thu nhập để giảm nghèo bền vững luôn là bài toán nan giải tại các xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên; những năm qua, cùng chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính quyền cơ sở và người dân đã năng động sáng tạo, phát huy những lợi thế tại địa phương trong sản xuất, cùng nhau thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Một góc nông thôn mới huyện Mê Linh
Địa phương

Nhiều mô hình hay, cách làm tốt ở Mê Linh

Huyện Mê Linh, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đến nay, huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lĩnh vực y tế và giáo dục đào tạo. Phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện được triển khai sôi nổi với nhiều mô hình hay, cách làm tốt, góp phần làm diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và người dân đoàn kết bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam
Địa phương

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và người dân đoàn kết bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam

Kiên Giang có đường biên giới dài hơn 49km, giáp với hai tỉnh Kampot và tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Những năm qua, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình mà còn tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia bảo vệ vững chắc đường biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Ban QLDA tỉnh Bến Tre thông tin về gói thầu thiết bị y tế của Công ty TNHH Y tế Việt Tiến
Địa phương

Ban QLDA tỉnh Bến Tre thông tin về gói thầu thiết bị y tế của Công ty TNHH Y tế Việt Tiến

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bến Tre vừa phản hồi thông tin phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân liên quan đến gói thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị siêu âm, chuẩn đoán do Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng thầu, có một số yêu cầu cấu hình, kỹ thuật của các thiết bị đều có 1 hãng sản xuất nhất định mới đáp ứng được.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật
Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật

Qua hơn 15 năm thực hiện, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Địa phương

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024 do UBND tỉnh vừa tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao...