Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024. Tại Đại hội, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện các phong trào, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hủ tục... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi.

Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) Hà Thị Hường:

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến nay xã Cẩm Thành đã đạt được những kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân có nhiều tiến bộ; chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công được thực thi đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người dân trong xã được cải thiện rõ rệt.

150d4092055t73929l0.jpg
Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) Hà Thị Hường phát biểu tham luận

Tổng nguồn vốn huy động từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay của xã đạt trên 421 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn Nhân dân đóng góp là trên 314 tỷ đồng, bằng 74,58% nguồn vốn. Để có được sự đồng thuận của người dân, Ủy ban MTTQ xã và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia hiến 17.342 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng; hiến 1.120m2 tường rào, trồng mới các tuyến đường hoa, cây xanh, chỉnh trang nhà cửa, vườn hộ... Công tác an sinh xã hội được quan tâm, xây dựng và sửa chữa được 14 nhà ở cho hộ nghèo với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng.

Hàng năm, xã đều tổ chức hoạt động ngày hội khu dân cư, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; các thôn duy trì đều đặn phong trào quét dọn vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm vào ngày chủ nhật hàng tuần ở mỗi thôn. Bên cạnh đó MTTQ và các đoàn thể xây dựng các mô hình góp phần xây dựng các tiêu chí NTM như: xây dựng 4 mô hình khu dân cư “sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn”, các công trình phần việc trồng và chăm sóc đường hoa do hội phụ nữ, “hàng cây thanh niên” do đoàn thanh niên... và các thôn được quan tâm triển khai thực hiện tốt. Mô hình khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường, các tổ chức thành viên đã tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Mặt trận chủ trì phát động và xây dựng nhiều mô hình hay, hiệu quả. Công tác chỉnh trang nhà cửa, cải tạo vườn tạp được Nhân dân quan tâm tập trung nguồn lực thực hiện. Đây là một sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong xã.

Mục tiêu trong thời gian tới của xã Cẩm Thành sẽ là tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, tiến tới xây dựng thành công xã NTM nâng cao trước năm 2030 và hướng đến xây dựng xã NTM kiểu mẫu, xây dựng xã Cẩm Thành ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ông Lầu Minh Pó - người có uy tín bản Pù Toong (xã Pù Nhi, huyện Mường Lát):

Phát huy vai trò của người có uy tín trong vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới

215d4092756t54457l0.jpg
Ông Lầu Minh Pó - người có uy tín bản Pù Toong (xã Pù Nhi, huyện Mường Lát) phát biểu tham luận

Huyện Mường Lát có trên 95% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số: Thái, Mông, Mường, Khơ Mú, Dao, Kinh sinh sống. Mỗi dân tộc đều có đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những nét thuần phong, mỹ tục độc đáo, tiến bộ vẫn còn tồn tại những hủ tục trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và tín ngưỡng, trở thành rào cản đối với sự phát triển, tiến bộ xã hội. Đồng bào dân tộc Mông cũng vậy, còn tồn tại nhiều hủ tục, như: tình trạng người chết chưa được đưa vào quan tài, giết mổ nhiều gia súc, tổ chức đám tang dài ngày; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; một số nghi lễ trong cúng bái còn rườm rà gây lãng phí, tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân...

Bản thân tôi nguyên là cán bộ lãnh đạo huyện nghỉ hưu, được Nhân dân tin tưởng, tín nhiệm bầu là người có uy tín bản Pù Toong, xã Pù Nhi. Trong những năm qua, tôi luôn gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, dòng họ, Nhân dân trong và ngoài bản thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương; tuyên truyền vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Để xóa bỏ triệt để các hủ tục, lạc hậu tiến tới xây dựng đời sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, huyện Mường Lát nói riêng, tôi đề nghị tỉnh Thanh Hóa có cơ chế, chính sách tổ chức cho người có uy tín, trưởng dòng họ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình, cách làm hay có hiệu quả của một số địa phương ngoài tỉnh có nét văn hóa, phong tục tập quán tương đồng dễ áp dụng triển khai tại địa phương. Bên cạnh đó, cần xây dựng Đề án “Khảo sát, nhận diện các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu cần xoá bỏ, đồng thời lưu giữ, phát huy những giá trị, nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc”. Qua đó có cách làm bài bản, khoa học, tránh việc nhìn nhận, xóa bỏ một cách phiến diện, vô tình làm mất đi bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số...

Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lư (huyện Quan Sơn) Lò Thị Dư:

Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện bảo đảm an ninh thôn bản

150d4095717t18015l0.jpg
Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lư (huyện Quan Sơn) Lò Thị Dư phát biểu tham luận

Quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong giai đoạn 2019 - 2024, với vai trò là một cán bộ, đảng viên, một người dân tộc thiểu số, tôi đã tham mưu cho chính quyền địa phương, cùng tập thể luôn kiên trì, nỗ lực phấn đấu tìm ra nhiều cách làm hay, sáng tạo tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh thôn bản, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới, xây dựng mối quan hệ biên giới hòa bình, hữu nghị trên địa bàn Quan Sơn, giai đoạn 2019 - 2014.

Từ thực tiễn công tác vận động Nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh thôn, bản, góp phần bảo vệ an ninh biên giới xã, tôi cho rằng, công tác tuyên truyền, vận động phải bám sát chỉ đạo của cấp ủy Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay phải gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” và bảo tồn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phù hợp với tình hình, đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Công tác vận động cần bắt đầu từ những điều thiết thực nhất đối với từng người, từng hộ, từng khu dân cư.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng các mô hình, huy động lực lượng, tổ chức các hoạt động. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế; chăm lo đời sống cho người dân yếu thế. Tạo được niềm tin trong Nhân dân để người dân tích cực hưởng ứng các phong trào của địa phương.

Địa phương

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch
Địa phương

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,87% (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Có 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, đạt 209,15 nghìn tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch (đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc); GRDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD, tăng 11,4%, bằng 98% kế hoạch.

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?
Địa phương

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần xây dựng An Dương là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP. Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh). Trong đó, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng

UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng giai đoạn 2024 - 2030. Đề án đặt mục tiêu huy động tối đa các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm. Trong đó, phấn đấu năm 2025 huy động được 420.000 tỷ đồng, đến năm 2030 huy động được 714.000 tỷ đồng.

Làm sao xử lý tình trạng vứt rác, đỗ xe trước nhà chờ, điểm dừng xe buýt?
Địa phương

Làm sao xử lý tình trạng vứt rác, đỗ xe trước nhà chờ, điểm dừng xe buýt?

Thành phố Cần Thơ đầu tư mới các trạm dừng, nhà chờ, trạm trung chuyển, vạch dừng đỗ xe buýt. Tuy nhiên, một số người dân sử dụng làm nơi buôn bán hàng rong, vứt rác không đúng quy định… và xe mô tô, ô tô dừng, đỗ trong phạm vi kẻ vạch. Tình trạng này đang ảnh hưởng đến việc xe buýt ra vào đón, trả khách, gây khó khăn cho hành khách tiếp cận phương tiện công cộng.

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay
Địa phương

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay

Giải pháp nâng cao thu nhập để giảm nghèo bền vững luôn là bài toán nan giải tại các xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên; những năm qua, cùng chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính quyền cơ sở và người dân đã năng động sáng tạo, phát huy những lợi thế tại địa phương trong sản xuất, cùng nhau thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Một góc nông thôn mới huyện Mê Linh
Địa phương

Nhiều mô hình hay, cách làm tốt ở Mê Linh

Huyện Mê Linh, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đến nay, huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lĩnh vực y tế và giáo dục đào tạo. Phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện được triển khai sôi nổi với nhiều mô hình hay, cách làm tốt, góp phần làm diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và người dân đoàn kết bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam
Địa phương

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và người dân đoàn kết bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam

Kiên Giang có đường biên giới dài hơn 49km, giáp với hai tỉnh Kampot và tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Những năm qua, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình mà còn tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia bảo vệ vững chắc đường biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Ban QLDA tỉnh Bến Tre thông tin về gói thầu thiết bị y tế của Công ty TNHH Y tế Việt Tiến
Địa phương

Ban QLDA tỉnh Bến Tre thông tin về gói thầu thiết bị y tế của Công ty TNHH Y tế Việt Tiến

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bến Tre vừa phản hồi thông tin phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân liên quan đến gói thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị siêu âm, chuẩn đoán do Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng thầu, có một số yêu cầu cấu hình, kỹ thuật của các thiết bị đều có 1 hãng sản xuất nhất định mới đáp ứng được.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật
Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật

Qua hơn 15 năm thực hiện, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Địa phương

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024 do UBND tỉnh vừa tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao...

Đơn vị nào thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể" tại Sở GTVT tỉnh Bình Phước?
Địa phương

Đơn vị nào thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể" tại Sở GTVT tỉnh Bình Phước?

Khi tham gia đấu thầu tại các địa phương khác, Công ty TNHH Xây dựng Phát triển Bình Phước đạt tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khá cao. Tuy nhiên, hầu hết gói thầu do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư, công ty này lại  thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể".

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn
Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn

Chiều 25.11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thay mặt Thành ủy Hà Nội chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.