Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,87% (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Có 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, đạt 209,15 nghìn tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch (đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc); GRDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD, tăng 11,4%, bằng 98% kế hoạch.

Sáng 27.11, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn chủ trì hội nghị thường kỳ UBND tỉnh tháng 11.2024.

Chỉ số sản xuất (IIP) cả năm tăng 30,0%. Giá trị sản xuất (GTSX) đạt trên 705.200 tỷ đồng, vượt 5,9% kế hoạch. GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn ngành ước giảm 4,4%. Các hoạt động dịch vụ phục hồi và phát triển mạnh mẽ, GTSX toàn ngành ước tăng 11,6%, đạt trên 63.510 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm đạt 64.000 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2023. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu ước đạt 60 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2023, riêng xuất khẩu đạt 33 tỷ USD tăng 20,4%.

1732694763731-hop-ubnd-t11-1.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: P.V

Công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được chú trọng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023 đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố. Thu hút đầu tư kết quả khá, đến nay toàn tỉnh đã thu hút được trên 1,8 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, bằng 81,8% cùng kỳ. Tính riêng thu hút FDI, Bắc Giang đứng thứ 9 cả nước. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được đặc biệt quan tâm, trong năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư 2 KCN mới và 2 KCN mở rộng nâng tổng số KCN của tỉnh đến nay là 10 KCN với diện tích 2.464,04ha.

Công tác quản lý nhà nước về lao động và giải quyết việc làm được tập trung chỉ đạo. Trong năm, đã tạo việc làm mới cho hơn 33.150 lao động, vượt 2,9% kế hoạch; cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng hiện đại. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 78%, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp văn bằng, chứng chỉ đạt 34%, đạt 100% kế hoạch.

Chất lượng giáo dục được nâng lên, giáo dục mũi nhọn đạt thành tích nổi bật, cao nhất kể từ khi tái lập tỉnh; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 98%; đứng thứ 9 cả nước về số giải Nhất và đứng thứ 7 cả nước về số lượng giải. Đặc biệt, Bắc Giang có 5 học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đều có giải, trong đó có 4 Huy chương Vàng. Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được cải thiện ở tất cả các tuyến.

Công tác phát triển văn hóa được quan tâm, chú trọng. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Công tác an sinh xã hội được triển khai thiết thực, kịp thời, hiệu quả. Chính sách dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo.

Công tác giảm nghèo bền vững được quan tâm, triển khai có hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,83% xuống còn 1,8%. Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” được triển khai, hưởng ứng sâu rộng, toàn dân, toàn diện, tạo sức lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, đạt mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2024.

Công tác cải cách hành chính được tổ chức thực hiện có hiệu quả gắn với đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Chỉ số cải cách hành chính đứng thứ 4 và Chỉ số chuyển đổi số đứng thứ 9 cả nước.

Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) được các cấp, các ngành triển khai thực hiện quyết liệt, đặc biệt đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được cải thiện. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được chỉ đạo quyết liệt; một số vụ việc phức tạp, kéo dài đã được xử lý, giải quyết dứt điểm. Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được triển khai đồng bộ, toàn diện. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Tình hình tai nạn giao thông và cháy nổ tiếp tục giảm mạnh.

Tuy nhiên, năm 2024 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh không đạt mục tiêu đề ra. Kinh tế tăng trưởng cao song chưa bền vững; sản xuất công nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; công tác thu hút đầu tư tiếp tục giảm so cùng kỳ,….

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương; tình hình thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp; công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG); tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; bình ổn giá thị trường, chuẩn bị hàng hóa dịp cuối năm;… Đồng thời, nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị từ nguồn vốn đầu tư công khi quy định của pháp luật thay đổi. Một số đại biểu kiến nghị cần có hướng dẫn cụ thể khi thu hồi đất đối với dự án thi công khẩn cấp; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo giải phóng 100% mặt bằng để thực hiện giao đất, triển khai thực hiện các dự án...

Phát biểu kết luận, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh năm 2024, với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức trên một số lĩnh vực cần phải khắc phục.

Từ nay đến cuối năm, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các ngành, đơn vị, địa phương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2024, trong đó tập trung thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đăng ký.

Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện chương trình công tác của sở, ngành, địa phương; nghiên cứu, xác định những nội dung cần xây dựng ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Đề án, Kế hoạch, các cơ chế, chính sách,... tham mưu, đề xuất đưa vào chương trình công tác năm 2025 của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để triển khai thực hiện,…

Tại hội nghị, các đại biểu cho ý kiến trực tiếp và biểu quyết thông qua một số dự thảo văn bản khác.

Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình
Địa phương

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2024, vững bước vào kỷ nguyên vươn mình

Nhờ các giải pháp quyết liệt và sự điều hành linh hoạt của Đảng bộ cùng chính quyền tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 11,72% - mức cao nhất trong 10 năm qua, tỉnh tiếp tục khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước.

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới
Địa phương

Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên: Xứng tầm cực tăng trưởng vùng trong kỷ nguyên mới

Hơn một thập kỷ qua, người dân xứ trà Thái Nguyên được chứng kiến sự trỗi dậy thần tốc của thành phố Phổ Yên, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội và Thủ đô gió ngàn. Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thi loại II vào năm 2025 và cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030, thành phố Phổ Yên huy động các nguồn lực tập trung phát triển hạ tầng theo quy hoạch. Nhờ đó, diện mạo đô thị ngày càng được hoàn thiện, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025
Địa phương

TP. Long Xuyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025

Năm 2024 là năm thứ tư triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII, là năm Đảng bộ thành phố tập trung lãnh đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 và nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống
Địa phương

Huyện Cù Lao Dung: Một miền quê đáng sống

Ngày 12/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 634/QĐ-TTg công nhận huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Với một sức sống mới, một tầm cao mới và bước phát triển khá mạnh mẽ, diện mạo nông thôn Cù Lao Dung đã chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên đáng kể.

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024
Địa phương

Thành phố Cao Lãnh đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Năm 2024, TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) chú trọng vào lĩnh vực chuyển đổi số, cải thiện chỉ số cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội thành phố chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo
Địa phương

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo

Dương Trung Quốc – Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ lên “miền Tây Bắc xa xôi” nhưng ngày một gần nhờ những thay đổi của Đất Nước. Thuật ngữ khảo cổ học “Văn Hóa Hòa Bình” được thế giới công nhận như một trong những “cái nôi” của loài người thời tiền sử (cách đây từ 18.000 năm đến 7.500 năm thuộc thời kỳ đồ đá cũ). Rồi với những “bộ sử thi” hoành tráng của cộng đồng cư dân “Xứ Mường” góp vào quá trình “Đẻ Đất Đẻ Nước” sinh thành cộng đồng Dân tộc Việt Nam để phát triển Văn hóa của tỉnh Hòa Bình thời hiện đại.

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá
Địa phương

Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Chuyển đổi đột phá

Với sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy, điều hành linh hoạt, quyết liệt của chính quyền và sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, năm 2024, các chỉ tiêu của huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Chủ tịch UBND huyện Phú Lương Nguyễn Hoàng Mác đã trao đổi về những thành quả nói trên.

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân
Địa phương

Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nâng cao đời sống Nhân dân

Là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên với đặc thù gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm gần đây, Mường Ảng đã khắc phục khó khăn về hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đồng thời, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới
Trên đường phát triển

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới

Trở lại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) - nơi đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) vào những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự hồi sinh nhanh chóng, mạnh mẽ tại những khu tái định cư nơi đây.