Lâm Đồng:

Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản chưa phù hợp quy hoạch

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng xác định, dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến khoáng sản của Công ty TNHH Toàn Gia Hưng Lâm Đồng tại xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai chưa phù hợp với quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới được duyệt.

Lâm Đồng: Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến khoáng sản tại huyện Đạ Huoai chưa phù hợp quy hoạch chung -0
Một xưởng khai thác, chế biến khoáng sản tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lân Đồng. Ảnh: minh họa.

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản số 3150/SXD-QHKT gửi Sở Kế hoạch Đầu tư (KH-ĐT) liên quan đến ý kiến đề xuất thực hiện dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến khoáng sản của Công ty TNHH Toàn Gia Hưng Lâm Đồng (Công ty Toàn Gia Hưng Lâm Đồng).

Theo đó, Sở Xây dựng nhận được văn bản số 2526/KHĐT-KTN ngày 6.11.2023 của Sở KH-ĐT về vấn đề trên. Sở Xây dựng xác định, khu đất đề xuất thực hiện dự án đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất cơ sở sản xuất kinh doanh và theo quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Mađaguôi đang thực hiện, định hướng là đất cơ sở sản xuất kinh doanh và không thuộc khu vực quy hoạch đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ và đất cho hoạt động khoáng sản.

Phụ lục VIII Thông tư 04/2022/TT-BXD ngày 24.10.2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn thì đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất làm đồ gốm được hiểu là đất khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng.

“Từ các cơ sở trên, việc đề xuất dự án nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến khoáng sản tại khu đất trên là chưa phù hợp với quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới được duyệt”, Sở Xây dựng thông tin.

Văn bản của Sở Xây dựng cũng nêu: "Về nguồn nguyên liệu cho hoạt động của nhà máy, hồ sơ lấy ý kiến dự án chưa cung cấp thuyết minh dự án và báo cáo đề xuất dự án đầu tư chưa đề cập đến nội dung trên, nên chưa đủ cơ sở tham gia ý kiến theo đề nghị của Sở KH-ĐT".

Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.