Ngoài ra, còn có 47 dự án FDI xin điều chỉnh tăng vốn, với số vốn đăng ký tăng khoảng 219 triệu USD.
Trong tổng số dự án đầu tư trên, có dự án lớn nhất là của Tập đoàn Hyosung với tổng vốn 660 triệu USD để xây dựng nhà máy sợi, dệt tại huyện Nhơn Trạch.
Tiếp đến là dự án ở khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành với 282 triệu USD của Tập đoàn Amata...
Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay không ít tập đoàn lớn từ Hoa Kỳ, Singapore, Đài Loan, Dubai... cũng đã đến Đồng Nai tìm hiểu chính sách, ngành nghề để đầu tư vào tỉnh.
Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 7, Đồng Nai có 43 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh với 1.153 dự án, tổng vốn đầu tư trên 22,7 tỷ USD; trong đó, có 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư trên 1 tỷ USD là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan và Bristish Virgin Island.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, trong các khu công nghiệp của tỉnh có 834 dự án FDI đang hoạt động, doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 6,75 tỷ USD, tăng gần 9% (tương đương 539 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, hàng hóa xuất khẩu đạt trên 3,8 tỷ USD, tăng 293 triệu USD; hàng tiêu thụ nội địa gần 2,95 tỷ USD, tăng hơn 246 triệu USD.
Hầu hết các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Đồng Nai đều hoạt động tốt, nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất để xuất khẩu sang những thị trường được ưu đãi về thuế quan và tiêu thụ nội địa...
Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD
Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.