Những ánh sao khuê:

Đồng chí Trần Bạch Đằng - một chiến sĩ cộng sản kiên trung và đa tài

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đồng chí Trần Bạch Đằng vừa là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, vừa là nhà báo lão thành, có uy tín hàng đầu, vừa là nhà biên kịch, nhà văn xuất chúng.

Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15.7.1926 tại xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá, nay là tỉnh Kiên Giang, trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Là học sinh hiếu học và học giỏi, anh tốt nghiệp tiểu học loại ưu và đỗ đầu kỳ thi thuộc khóa đầu tiên của trường Pétrus Ký nay là trường chuyên Lê Hồng Phong. Tròn 17 tuổi, anh tham gia đoàn thanh niên tiền phong, sau đó được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1946, tròn 20 tuổi, anh được cử làm Thành ủy viên Thành ủy Sài Gòn và được phân công phụ trách tờ “Chống xâm lăng” - tờ báo đầu tiên của cấp ủy địa phương ra đời, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Năm 1951, anh được phân công phụ trách tờ Nhân dân miền Nam cho đến khi Hiệp định Geneva được ký kết vào ngày 20.7.1954.

Anh được phân công ở lại bám trụ ở miền Nam và lần lượt đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Sài Gòn, rồi phụ trách Tuyên huấn Trung ương Cục, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng miền Nam Việt Nam và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau Giải phóng miền Nam, đồng chí Trần Bạch Đằng được Ban Bí thư Trung ương Đảng điều làm Phó ban Dân vận - Mặt trận Trung ương do đồng chí Xuân Thủy - Bí thư Trung ương Đảng, làm Trưởng ban và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Linh - Ủy viên Bộ Chính trị làm Trưởng ban.

Năm 1981, đồng chí Trần Bạch Đằng được Bộ Chính trị điều về Ban Tuyên huấn Trung ương.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Trần Bạch Đằng có nhiều tên gọi khác nhau. Đối với đồng đội, anh là Tư Ánh; đối với bạn đọc, anh là nhà báo, nhà văn Nguyễn Hiếu Trường; đối với điện ảnh, anh là nhà viết kịch Đoạn Trường Thiên Lý; còn đối với nghiên cứu, nhà phê bình văn học, anh là Trần Quang.

Tôi may mắn có thời gian 3 năm làm việc dưới sự điều hành của anh ở Ban Dân vận - Mặt trận Trung ương (từ đầu năm 1978 đến giữa 1981). Và sau này, năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, nhiều đồng bào trong và ngoài nước có ý kiến nên xuất bản một tập sách ghi lại giai đoạn lịch sử hào hùng, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam.

Ý kiến đó được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đứng đầu là luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đồng tình và ủng hộ. Tôi được Ban Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phân công giúp Ban Biên tập mà đồng chí Trần Bạch Đằng - tức anh Tư Ánh, là chủ biên giải quyết những vấn đề cần thiết trong suốt 2 năm để cuốn “Chung một bóng cờ" ra đời vào năm 1993.

Từng ấy thời gian đã giúp tôi thêm hiểu biết ít nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của anh - đồng chí Tư Ánh, tức Trần Bạch Đằng.

Đồng chí Trần Bạch Đằng - một chiến sĩ cộng sản kiên trung và đa tài
Sau ngày 30.4.1975, đồng chí Võ Văn Kiệt và đồng chí Trần Bạch Đằng về thăm lại căn cứ cũ của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định tại xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Nguồn: Ảnh tư liệu

Ấn tượng sâu sắc nhất về anh là hình mẫu một người cộng sản kiên trung, cả đời vì Đảng, vì dân; không sợ gian khổ, không ngại hy sinh, không ngại va chạm, dám nói. Được biết, hồi kháng chiến, anh Tư được điều về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn vào thời điểm chính quyền Việt Nam Cộng hòa vừa hạ sát anh Phạm Văn Ngà; bắt, tra tấn đến chết giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng; dùng nhục hình cực kỳ tàn bạo giết chết chị Nguyễn Thị Diệu - giáo viên trường Đức Trí trong lúc chị mang thai; các đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển (tức Ba Thi) - Bí thư Tỉnh ủy Gia Định, Trần Quốc Thảo - Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Đoàn Văn Bơ - Thường vụ Thành ủy, đã anh dũng hy sinh. Nhiều đồng chí, đồng bào yêu nước bị chúng bắt bớ, tra tấn, đày ải đến chết ở Côn Đảo. Hoạt động trong “hang cọp”, được bà con, cô bác đùm bọc, che chắn, anh Tư cùng các đồng chí còn “trụ được” trong Thành ủy dần dần khôi phục tổ chức, dựng lại phong trào, mở đầu bằng hoạt động yêu nước của giới trí thức, thanh niên, học sinh, sinh viên, phụ nữ Sài Gòn đấu tranh chống văn hóa đồi trụy của Mỹ, đòi bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc. Nổi lên là phong trào bảo vệ hòa bình, phong trào dân tộc tự quyết; phong trào bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ, đòi cải thiện chế độ lao tù...

Sau 21 năm "bám trụ" nơi đầu sóng, ngọn gió trong cuộc đấu tranh “một mất, một còn” để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” với biết bao thăng trầm để có được độc lập, tự do và thống nhất nước nhà, năm 1978, anh Tư lại được Trung ương điều “tập kết” ra Bắc để đảm nhận trọng trách: Phó ban Dân vận - Mặt trận, đặc trách công tác tôn giáo - mảng công tác đặc biệt khó khăn, nhạy cảm vào thời điểm đó khi không ít đồng chí phụ trách mảng này còn coi tôn giáo là "nha phiến"...

Và với nhiệm vụ mới, đồng chí Trần Bạch Đằng được sự hỗ trợ của đồng chí Mai Chí Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) lại một lần nữa khẳng định phẩm chất của người cộng sản kiên trung và tính bộc trực của “anh Hai Nam bộ" khi đã báo cáo thẳng với Trung ương những điều mình suy nghĩ và những việc mình làm đối với tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo, mặc dù là trái với những gì đã ghi trong Nghị quyết của Trung ương. Tiếc rằng, vào thời điểm đó, nhiều kiến nghị của anh không được chấp nhận, thậm chí bị phê phán. Nhưng mừng cho anh là phần lớn những vấn đề anh kiến nghị và những việc anh làm đã được đưa vào nội dung Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 Khóa IX ngày 18.6.2004 và được luật hóa bằng Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 29.6.2004.

Đồng chí Trần Bạch Đằng vừa là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, vừa là nhà báo lão thành, có uy tín hàng đầu vừa là nhà biên kịch, nhà văn xuất chúng. Anh bước vào làng báo từ năm 17 tuổi, đã từng phụ trách những tờ báo lớn như “Chống xâm lăng”, “Nhân dân miền Nam”. Với nhiệt huyết của một người cộng sản trọn đời vì nước, vì dân, những bài viết của anh trong mọi hoàn cảnh, mọi thời cuộc có sức lôi cuốn bạn đọc một cách kỳ lạ, “hừng hực" tính chiến đấu, cổ vũ, động viên cái mới, cái tiến bộ; phê phán thói hư, tật xấu, căm ghét sự nịnh bợ và giáo điều. Trước những sự kiện lớn của đất nước, anh đều góp mặt và có những tiếng nói quan trọng qua những bài viết “đầy lửa”, không “vòng vo tam quốc”, không ngại động chạm. Đặc biệt, từ khi đất nước đổi mới, theo thống kê, anh đã có trên 200 bài về đề tài này xuất hiện trên tất cả các báo lớn nhỏ, nhiều nhất là Sài Gòn giải phóng, Thanh niên, Tuổi trẻ, Phụ nữ, Đại đoàn kết... Có thể nói, tinh thần đổi mới luôn thường trực trong anh.

Đồng chí Trần Bạch Đằng có khả năng làm việc phi thường. Do đọc nhiều, biết nhiều nên anh viết nhanh, viết hay và hấp dẫn. Vào những năm 79, 80 của thế kỷ trước, những ngày thứ bảy, chủ nhật, chúng tôi thường đến ngủ cùng anh tại 36 Ngô Quyền - Nhà khách của Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam và đều có chung nhận xét: Anh thường viết thâu đêm.

Đồng chí Trần Bạch Đằng là tác giả của nhiều truyện ngắn mang tính thời sự như: “Bác Sáu Rồng”, “Một ngày của Bí thư”, “Chân dung một quản đốc”, “Ngày về của ngoại”, “Tình yêu và lời đáp”...

Không chỉ trong lĩnh vực báo chí, anh "lấn sân" cả sang điện ảnh với kịch bản phim “Ông Hai Cừ", "Dòng sông không quen" và đặc biệt là "Ván bài lật ngửa".

Một kỷ niệm khó quên mà đồng chí Trần Bạch Đằng để lại trong cán bộ Dân vận - Mặt trận chúng tôi đó là tình thương. Thấy hoàn cảnh anh em khó khăn, mỗi lần vô Nam, ra Bắc hoặc đi nước ngoài về, không nhiều thì ít, anh đều lo cho anh em trong cơ quan mỗi người vài ba cân gạo hoặc chút ít quà.

Diễn đàn Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.