Tổng công ty Điện lực miền Nam lắng nghe cử tri để nâng cao chất lượng ngành điện

Lắng nghe, ghi nhận và nỗ lực thực hiện tốt những kiến nghị của cử tri để nâng cao chất lượng cung ứng điện đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC).

Tổng công ty Điện lực miền Nam lắng nghe cử tri để nâng cao chất lượng ngành điện
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng đề nghị Công ty Điện lực Sóc Trăng quan tâm đến an sinh xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả

Trong tháng 5.2024, các Công ty Điện lực thuộc EVNSPC chủ động tham gia cùng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các địa phương báo cáo cử tri tình hình cung ứng và sử dụng điện. Qua đó, ngành điện luôn đảm bảo phương án cung ứng điện an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trước Kỳ họp thứ Bảy - Quốc hội Khóa XV, ngành điện trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố thuộc EVNSPC đã ghi nhận các ý kiến đóng góp của cử tri, kiến nghị ngành điện khắc phục kịp thời những tồn tại, nỗ lực làm tốt hơn nữa nhiệm vụ cung ứng điện.

Các nội dung của cử tri gửi gắm cho ngành xoay quanh những nội dung thiết thực, bao gồm: tiết kiệm điện, công tác chuyển đổi số, giá điện, thị trường điện, năng lượng mặt trời mái nhà, dịch vụ cung cấp điện, bảo vệ môi trường, thay công tơ điện, an toàn điện, đầu tư xây dựng lưới điện…

Cụ thể, tại buổi làm việc vào ngày 10.5 tại Bình Phước, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận những khó khăn, vướng mắc trong công tác cung ứng điện, giải phóng mặt bằng để đầu tư xây lưới điện của Công ty Điện lực Bình Phước và sẽ có kiến nghị với các sở, ban, ngành và UBND tỉnh để hỗ trợ đơn vị.

Tổng công ty Điện lực miền Nam lắng nghe cử tri để nâng cao chất lượng ngành điện
Đại diện Công ty Điện lực Bình Phước trả lời ý kiến của cử tri trên địa bàn

Tại Trà Vinh, buổi làm việc vào ngày 13.5, ghi nhận đề nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đối với Công ty Điện lực Trà Vinh về việc thực hiện cấp điện mới (nếu chưa có điện) và cấp điện lại thắp sáng sinh hoạt cho các nhà “Đại đoàn kết” tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

Những quan tâm, kiến nghị của cử tri về công tác chuyển đổi số, tăng cường đầu tư lưới điện cũng đã được các đơn vị thuộc EVNSPC cầu thị tiếp thu, cam kết làm tốt hơn nữa trong thời gian tới, nhằm bảo đảm cung cấp điện cho sinh hoạt, sản xuất của người dân và doanh nghiệp được ổn định.

Tại tỉnh Sóc Trăng, theo đề nghị của Đoàn ĐBQH địa phương, những vướng mắc về mặt bằng trong thi công đầu tư lưới điện đang được Công ty Điện lực Sóc Trăng phối hợp với địa phương tiếp tục vận động người dân di dời, bàn giao mặt bằng song song với việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Theo ghi nhận của EVNSPC, trong suốt quá trình tiếp xúc cử tri, lãnh đạo các Công ty Điện lực thường xuyên liên hệ với Trưởng/Phó Đoàn, Chánh Văn phòng hoặc đại diện Đoàn ĐBQH để tìm hiểu, nắm bắt, giải quyết và trả lời dứt điểm các kiến nghị của cử tri và ý kiến của Đoàn ĐBQH nhằm đảm bảo không có ý kiến, kiến nghị tồn tại kéo dài.

Tổng công ty Điện lực miền Nam lắng nghe cử tri để nâng cao chất lượng ngành điện
Bảo đảm điện an toàn, ổn định và liên tục là nhiệm vụ hàng đầu của ngành trong năm 2024

Tổng công ty Điện lực miền Nam là đơn vị quản lý, vận hành lưới điện từ cấp điện áp 110kV trở xuống và phân phối điện trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam gồm: Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.