Đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền

Những cách làm hay, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) của Binh đoàn 15, đã giúp nhân dân thay đổi nhận thức, phong tục, tập quán, bãi bỏ nhiều thủ tục lạc hậu; góp phần nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố mối quan hệ đoàn kết quân dân. Đó là khẳng định của Đại tá Phạm Đức Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Quốc phòng) tại buổi khảo sát, nắm tình hình tại Binh đoàn 15 mới đây.

Sát đặc điểm tình hình

Đóng quân và thực hiện nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Tây Nguyên và tỉnh Quảng Bình; Binh đoàn 15 không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, mà còn gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu. Đây là điều kiện thuận lợi để Binh đoàn phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngay tại cơ sở.

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều kế hoạch, hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; tạo cơ sở pháp lý quan trọng để công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đi vào nền nếp. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát thực tiễn; chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả.

Hội đồng Phối hợp PBGDPL của Binh đoàn thường xuyên được kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát huy tốt vai trò tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời đề xuất, bổ sung kế hoạch PBGDPL phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ trong từng thời điểm. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện trên từng mặt công tác, từng nhiệm vụ để rút kinh nghiệm; kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

Binh đoàn 15 tuyên truyền, vận động người lao động tại vườn cao su. Ảnh: Binh đoàn 15
Binh đoàn 15 tuyên truyền, vận động người lao động tại vườn cao su. Ảnh: Binh đoàn 15

Qua 3 năm thực hiện Đề án 1371, Binh đoàn 15 đã có nhiều nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền PBGDPL hiệu quả, theo hướng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, sát với đặc điểm tình hình nhiệm vụ, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý đối tượng.

Trong đó, có các hình thức phổ biến như: tổ chức học tập, quán triệt tập trung, tuyên truyền trong họp, giờ giải lao của công nhân ngay trên vườn cây, tại lán thu mủ, họp làng, họp đội sản xuất; tuyên truyền lồng ghép qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, giao lưu văn nghệ, hội thi tìm hiểu pháp luật, chiếu phim màn ảnh rộng, kết hợp tuyên truyền pháp luật tại các bản làng vùng sâu, vùng xa, các hoạt động sân khấu hóa.

Căn cứ vào nhiệm vụ của đơn vị, tình hình của địa phương, nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, nội dung tuyên truyền được chọn lọc kỹ lưỡng với những kiến thức cơ bản, quy định pháp luật mới, các luật liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân; nhất là các chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo, các quy định mới về chế độ chính sách, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia...

Huy động tối đa mọi nguồn lực

Thực hiện phương châm "Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc", "Nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin", Binh đoàn 15 đã phối hợp với các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn mở các lớp học tiếng dân tộc, bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Đồng thời, Binh đoàn thực hiện kết nghĩa với tỉnh, huyện; công ty kết nghĩa với huyện, xã; đội sản xuất kết nghĩa với thôn, làng; nhờ vậy hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cho người lao động và nhân dân luôn được chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ, ủng hộ và phối hợp cùng tham gia.

Binh đoàn 15 đã xây dựng và ban hành "Cẩm nang cho lực lượng bảo vệ Binh đoàn" với nhiệm vụ phối hợp với lực lượng Biên phòng, Công an phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Cùng với đó, Binh đoàn đã thực hiện hiệu quả mô hình "Gắn kết hộ" với hơn 4.200 cặp hộ (giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số, giữa hộ công nhân mới với công nhân cũ…) thông qua việc gặp gỡ, trao đổi, thăm hỏi, động viên lẫn nhau, cùng làm việc tạo sự gần gũi, thân thiết giữa các cặp hộ gắn kết.

Qua đó, tuyên truyền hiệu quả việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế của Binh đoàn; nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các đối tượng phản động. Đồng thời, phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ các cấp, người lao động; huy động sức mạnh tổng hợp, sự xung kích, đi đầu của các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn trong công tác phối hợp với hệ thống chính trị ở địa phương, tăng hiệu quả tuyên truyền.

Trước những vấn đề lớn, quan trọng, phức tạp, nhạy cảm hoặc những vấn đề nổi cộm, mới phát sinh thu hút sự quan tâm của nhiều người, có nhiều luồng dư luận khác nhau, Binh đoàn 15 đã chỉ đạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp kịp thời tổ chức hội nghị để cung cấp thông tin chính thống và tuyên truyền định hướng, nhằm tạo sự thống nhất trong các cơ quan, đơn vị và sự đồng thuận trong xã hội.

Đồng thời, Binh đoàn cũng vận động, tranh thủ sự ủng hộ của những người có uy tín trong cộng đồng như các già làng, trưởng bản để tuyên truyền, PBGDPL cho người dân trong cộng đồng dân cư. Hàng năm, vào các ngày lễ, Tết, ngày truyền thống, Binh đoàn tổ chức gặp gỡ, thăm hỏi, tặng quà các già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo và các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn.

Không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, Binh đoàn còn chú trọng hướng dẫn, trợ giúp pháp lý, tích cực vận động người dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ những hủ tục trong việc cưới, việc tang, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mê tín dị đoan... bằng những việc làm cụ thể để xây dựng đời sống mới.

Đại tá Phạm Đức Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế đề nghị, Binh đoàn 15 tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả Đề án 1371, xây dựng nhân rộng các mô hình hay, sáng tạo, phát huy vai trò của mạng xã hội, công nghệ, đưa những nội dung tuyên truyền, PBGDPL sát với cơ sở.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.