Triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản

Doanh nghiệp mong kéo dài thời gian cho vay

Việc Ngân hàng Nhà nước nâng quy mô gói tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản với lãi suất ưu đãi lên 30.000 tỷ đồng đang được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Đại diện doanh nghiệp đề xuất, trong bối cảnh hàng tồn kho nhiều, cần kéo dài thời hạn cho vay lên 9 tháng hoặc lâu hơn thay vì chỉ 3 - 5 tháng, điều kiện cho vay cũng cần linh hoạt hơn, tăng số vốn vay cho các doanh nghiệp xuất khẩu…

Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng hoàn tất giải ngân trước hạn

Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, thời điểm 30.6.2024 sẽ hoàn tất giải ngân gói tín dụng 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản với lãi suất thấp hơn tối thiểu 1 - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm này, gói tín dụng đã hoàn thành giải ngân cho trên 6.000 lượt khách hàng. Tốc độ này cho thấy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngành lâm, thủy sản là rất lớn; đồng thời cũng thể hiện nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản đã tạo cú huých cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nguồn: Báo Đầu tư
Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản đã tạo cú huých cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn Nguồn: Báo Đầu tư

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay, các ngân hàng thương mại đã hoàn thành việc đăng ký nâng quy mô và tiếp tục giải ngân cho vay với doanh số lũy kế trên 17.500 tỷ đồng, đạt 58,3% tổng doanh số cam kết cho vay chương trình (theo quy mô 30.000 tỷ đồng) với trên 6.500 lượt khách hàng vay vốn. Trong đó, doanh số cho vay đối với ngành hàng thủy sản đạt trên 13.000 tỷ đồng với trên 5.000 lượt khách hàng vay vốn; đối với ngành hàng lâm sản đạt trên 4.450 tỷ đồng với trên 1.460 lượt khách hàng vay vốn. Việc giải ngân cho vay tập trung phần lớn vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp, chiếm gần 83% tổng doanh số cho vay.

Tại Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm - thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỷ USD” do Ngân hàng Nhà nước phối hợp tổ chức mới đây, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam nhìn nhận, gói tín dụng này đã thành công không chỉ ở yếu tố thời gian mà cả về hiệu quả.

Ông Nam nhắc lại đúng một năm trước, lạm phát toàn cầu cùng với nhu cầu tiêu thụ ở nhiều nước sụt giảm khiến xuất khẩu thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, hàng tồn kho nhiều. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng ở mức cao đã tạo áp lực lớn lên doanh nghiệp trong ngành. Rất may, trên cơ sở đề xuất của hiệp hội, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo triển khai chương trình tín dụng 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản, trong đó thủy sản chiếm tới 74%. Đến nay, gói tín dụng này đã thực sự là cú huých cho các doanh nghiệp trong ngành phục hồi và phát triển, ông Nam nói.

Còn đối với các công ty trong ngành sản xuất, xuất khẩu gỗ, Phó Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ Trịnh Đức Kiên xác nhận, năm 2023 thực sự khó khăn do thị trường sụt giảm, hàng tồn kho nhiều, đơn hàng xuất khẩu cũng như doanh thu giảm tới 30 - 40%. Bên cạnh đó, khó khăn do hoàn thuế khiến doanh nghiệp bị đọng vốn hàng tỷ đồng, làm mất cân đối dòng tiền. Trong bối cảnh đó, nhờ có gói tín dụng 15.000 tỷ đồng đã giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành vượt qua khó khăn, trụ vững.

Ngân hàng thương mại cần cân nhắc đề xuất của doanh nghiệp

Trên cơ sở kết quả thực hiện gói tín dụng 15.000 tỷ đồng, tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét việc nâng quy mô lên thành gói 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản và đã nhận được sự đồng thuận của các ngân hàng thương mại.

Để triển khai hiệu quả gói tín dụng 30.000 tỷ đồng này, ông Nguyễn Hoài Nam đề nghị, cần quán triệt tới tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại tham gia chương trình. Bởi lẽ, trên thực tế khi triển khai gói 15.000 tỷ đồng, tại một số phòng giao dịch, nhân viên không biết đến gói tín dụng này.

Cùng với đó, các ngân hàng cần xem xét để linh hoạt hơn về thủ tục, hồ sơ, điều kiện tiếp cận vốn; đồng thời, xem xét nâng mức cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lên 50% trong tổng gói vay cho ngành thủy sản, thay vì chỉ khoảng 25 - 27% của 12.000 tỷ đồng trong gói tín dụng 15.000 tỷ đồng. Khi tăng đầu tư cho doanh nghiệp xuất khẩu sẽ kích cầu, kéo các khâu nguyên liệu lên, tức người nông dân, ngư dân chăn nuôi, đánh bắt thủy sản sẽ được hưởng lợi.

Vui mừng khi gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản được bổ sung tăng lên 30.000 tỷ đồng, ông Trịnh Đức Kiên đề xuất các ngân hàng xem xét gia tăng thời hạn cho các khoản vay của doanh nghiệp trong ngành. Bởi lẽ, hiện lượng tồn kho tăng lên, nếu yêu cầu doanh nghiệp ngành gỗ 3 - 5 tháng phải đảo nợ sẽ rất khó khăn. “Bây giờ, nếu có một khoản vay với lãi suất thấp hơn 1 - 2% so với khoản vay có thời hạn 9 tháng thì chúng tôi sẽ chọn khoản vay 9 tháng vì nó thiết thực hơn”, ông Kiên chia sẻ.

Cũng theo ông Kiên, 97 - 98% doanh nghiệp ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ, tài sản bảo đảm chỉ có máy móc và hàng tồn kho, không có nhiều kênh khác như bất động sản. Do vậy, các ngân hàng cần xem xét để có cơ chế cho vay linh hoạt hơn, có thể dựa trên lượng hàng tồn kho hoặc theo hợp đồng mà doanh nghiệp ký kết được, thay vì yêu cầu có tài sản bảo đảm. Ngoài ra, ngân hàng có thể xem xét để tăng tỷ lệ tín dụng của doanh nghiệp vay vốn dựa trên uy tín của họ.

Chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, tín dụng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là một trong những vấn đề được Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm. Đối với đề xuất tăng hạn mức cho vay, cho vay dựa trên hàng tồn kho…, ông Tú cho rằng, đây là những vấn đề thuộc thẩm quyền của các ngân hàng thương mại, vì thế các ngân hàng cần xem xét trên tinh thần đồng hành, thấu hiểu cùng doanh nghiệp; khi ngân hàng thấu hiểu doanh nghiệp sẽ ra quyết định sát hơn, đúng hơn.

Song song với đó, các ngân hàng cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng phòng giao dịch, nhân viên để nắm được chủ trương, trên cơ sở đó bảo đảm thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng này. Nếu hết 30.000 tỷ đồng, tôi sẵn sàng đề xuất 45.000 tỷ đồng, thậm chí 50.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, Phó Thống đốc cam kết.

Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh
Kinh tế

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh

Trong khuôn khổ “Diễn đàn và Triển lãm về Kinh tế Xanh (GEFE) 2024” do Bộ Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức từ ngày 21 – 23.9, Nestlé Việt Nam đã chia sẻ kết quả của chương trình NESCAFÉ Plan, sáng kiến góp phần thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh, tăng sinh kế cho người nông dân, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần tái tạo tương lai xanh.

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Kinh tế

Phân cấp thủ tục hành chính phải gắn với rút ngắn thời gian thực hiện

Góp ý Dự thảo Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm giấy phép và đổi mới hoạt động cấp phép tại bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2025 - 2030, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bổ sung nội dung: phân cấp thực hiện thủ tục hành chính phải gắn với việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, các phương án cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục phải thực chất, bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả của các giải pháp.

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Tài chính

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng...