Doanh nghiệp lúng túng khi thực thi quy định giảm phát thải

Do chưa có hướng dẫn về phương pháp, cách thức kiểm kê sử dụng năng lượng và phát thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp hiện rất lúng túng.

Sớm có hướng dẫn về kiểm kê sử dụng năng lượng và phát thải -0
Do chưa có hướng dẫn, doanh nghiệp đang lúng túng thực hiện kiểm kê sử dụng năng lượng và phát thải. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong Báo cáo tổng hợp phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội quý I.2023 vừa trình lên Thủ tướng Chính phủ,Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết, nhiều hiệp hội đang lúng túng trong thực thi các quy định mới liên quan đến giảm phát thải trong nước và quốc tế.

Cụ thể, sau COP 26, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có nhiều chuyển động chính sách với các yêu cầu mới liên quan đến giảm phát thải. Trong bối cảnh đó, ngày 18.1.2022, Thủ tướng đã ký Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Theo đó, 1.912 cơ sở thuộc 21 ngành sẽ phải thực hiện việc kiểm kê và báo cáo cho cơ quan thẩm quyền từ tháng 3.2023.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp, hiện họ rất lúng túng trong thực thi do thiếu các hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành liên quan. Trong khi đó, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, cần doanh nghiệp thực hiện sớm không chỉ để đáp ứng yêu cầu trong nước mà do nhiều chính sách liên quan từ các thị trường xuất khẩu chính sẽ được áp dụng từ năm 2023 và các năm sau đòi hỏi doanh nghiệp phải chứng minh nỗ lực giảm phát thải.

Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm ban hành hướng dẫn về phương pháp, cách thức kiểm kê sử dụng năng lượng và phát thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Về phía Chính phủ, cần chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng có chương trình cập nhật liên tục cho doanh nghiệp các thông tin mới tại các thị trường quan trọng của Việt Nam để xác định được rõ lộ trình đáp ứng yêu cầu giảm phát thải cho từng ngành, lĩnh vực.

Song song với đó, các cơ quan chức năng cũng cần sớm làm việc với doanh nghiệp theo từng lĩnh vực để hình thành các hướng dẫn kỹ thuật về giảm phát thải theo lĩnh vực, theo mô hình hoạt động để hướng đích các cam kết mà Việt Nam đã đưa ra.

Theo Ban IV, đối với các vấn đề có nhiều diễn biến mới trên quy mô toàn cầu (như xu hướng chuyển đổi xanh, giảm phát thải...), việc thiết lập các chuyên trang thông tin, chương trình giao ban định kỳ là rất cần thiết.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ ngành đầu mối như Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… thiết lập các chuyên trang thông tin và/hoặc chương trình giao ban định kỳ (hàng tháng, hàng quý) với doanh nghiệp để trao đổi thông tin 2 chiều, nhằm giúp doanh nghiệp trong nước sớm định hình hướng đi, tận dụng mọi cơ hội, vượt qua các thách thức.

Được biết, hiện Bộ Ngoại giao cùng Ban IV đã thiết lập và vận hành từ đầu năm 2023 chương trình giao ban giữa mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại các nước với Lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước để hỗ trợ doanh nghiệp thông qua ngoại giao kinh tế. Bộ Công thương cũng đã thiết lập và vận hành chương trình giao ban tháng giữa tham tán thương mại Việt Nam ở các nước với đại diện các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Mô hình này cần được các Bộ, địa phương nhân rộng hoặc phối hợp thực hiện để bảo đảm tính chủ động không chỉ của doanh nghiệp mà của chính các bộ, địa phương trong quá trình tham mưu, thực thi chính sách trong bối cảnh toàn cầu đang có những biến động phức tạp, khó lường.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.