Đêm 10.7, đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 - 8 trên biển

Từ đêm 10 đến ngày 11.7, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 10.7, khu vực Tây Bắc và Việt Bắc của Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 100mm. Khu vực phía Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 60 mm; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ ngày 11 - 12.7, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45 - 50%. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, phía Nam Sơn La và Hòa Bình có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55 - 60%.

Nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 13.7. Khu vực Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 14/7; từ ngày 15/7, nắng nóng dịu dần. Độ rủi ro thiên tai do nắng nóng cấp 1.

Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. 

Trên biển, từ đêm 10 đến ngày 11.7, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 - 8; đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2,5m.

Đêm 11 và ngày 12.7, vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau, vùng biển phía Nam của khu vực giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9. Sóng biển cao từ 2 - 4 m, biển động.

Dự báo các khu vực đêm 10 và ngày 11.7, phía Tây Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; ngày có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực Nam Sơn La và Hòa Bình có nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ C, có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31 - 34 độ C, có nơi trên 34 độ C; riêng khu vực Nam Sơn La và Hòa Bình 33 - 35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Hà Giang, Tuyên Quang có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi có nắng nóng, khu vực đồng bằng có nắng nóng. Gió Đông Nam đến Nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 26 - 29 độ C, vùng núi có nơi dưới 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32 - 35 độ C, có nơi trên 35 độ C; khu vực đồng bằng 34 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C.

Thủ đô Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; ngày nắng nóng. Gió Đông Nam đến Nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 27 - 29 độ C. Nhiệt độ cao nhất 34 - 36 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt; gió Nam đến Tây Nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 35 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng - Bình Thuận có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng vùng núi phía Tây chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, phía Bắc có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Gió Nam đến Tây Nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ C. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 34 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C; phía Nam 32 - 35 độ C.

Khu vực Tây Nguyên có mây, có mưa rào và dông vài nơi; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; gió Tây Nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 20 - 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28 - 31 độ C, có nơi trên 31 độ C.

Khu vực Nam Bộ có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 23 - 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30 - 33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.