Đề xuất tôn vinh cô giáo cắm bản tử vong trên đường tới trường ở Hà Giang

Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã giao các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT đề xuất hình thức tôn vinh cô giáo Mai Thị Yến phù hợp với các quy định chung.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân chiều 6.5, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD-ĐT cho biết ngay khi nắm bắt được sự việc cô giáo Mai Thị Yến, giáo viên Trường mầm non Đường Thượng, xã Đường Thượng, huyện Yên Minh, Hà Giang không may tử vong trên đường tới trường, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có thư thăm hỏi.

Đồng thời, Bộ trưởng đã giao các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT đề xuất hình thức tôn vinh, khen thưởng phù hợp với các quy định chung.

Ông Đức cho biết thêm, trước mắt, ngay chiều nay 6.5, đoàn của Bộ do Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo Phạm Tuấn Anh dẫn đầu sẽ lên Hà Giang chuyển thư thăm hỏi và chia buồn của Bộ trưởng, tặng quà hỗ trợ của Bộ GD-ĐT đến gia đình cô giáo Yến. Hiện nay, đoàn của Bộ GD-ĐT đã xuất phát lên Hà Giang.

Đề xuất tôn vinh cô giáo cắm bản tử vong trên đường tới trường -0
Thư chia buồn và thăm hỏi của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi gia đình cô giáo Yến

Trong lá thư chia buồn, thăm hỏi gửi gia đình cô giáo Mai Thị Yến, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trân trọng ghi nhận những đóng góp và hy sinh của cô Yến cùng gia đình và đồng nghiệp của cô cho sự nghiệp giáo dục.

Bộ trưởng đề nghị Sở GD-ĐT Hà Giang, Công đoàn Giáo dục Hà Giang, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tại địa phương quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ gia đình cô giáo sớm ổn định cuộc sống; động viên, hỗ trợ các đồng nghiệp của cô giáo tại Trường Mầm non Đường Thượng yên tâm công tác.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý việc tăng cường quan tâm, hỗ trợ đời sống, sinh hoạt cho các thầy giáo, cô giáo công tác ở địa bàn khó khăn.

Đề xuất tôn vinh cô giáo cắm bản tử vong trên đường tới trường -0
Gian nan đường tới trường của các thầy cô giáo bám bản tại vùng cao (hình minh họa)

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng bày tỏ sự cảm động và ghi nhận trước những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo đang cắm bản, công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đã không quản nguy hiểm, khó khăn, thiếu thốn trăm bề để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

“Bộ GD-ĐT mong các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, chỉ đạo để đường đến trường, lớp của các thầy giáo, cô giáo và học sinh ở những địa bàn khó khăn ngày càng bớt gian nan, vất vả”, Bộ trưởng chia sẻ trong thư.

Trước đó, kết thúc kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 vừa qua, vào ngày 3.5, cô giáo Mai Thị Yến cùng chồng và con (5 tuổi) di chuyển bằng xe máy từ gia đình trở lại điểm trường thì gặp sự cố. Khi cách điểm trường khoảng 2km, do đường trơn trượt, xe máy gặp sự cố về phanh, phương tiện lao xuống vực khiến hai vợ chồng cô bị thương nặng.

Mặc dù được dân làng phát hiện và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Giang nhưng do vết thương quá nặng, tối cùng ngày, cô Yến không qua khỏi.

Chồng của cô Yến - thầy Nguyễn Đại Đình Nam cũng là giáo viên cắm bản, đang công tác tại Trường tiểu học Đường Thượng. Vụ tai nạn làm thầy Nam bị đa chấn thương, phải phẫu thuật cắt bỏ một bên thận, hiện nằm điều trị tại phòng Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Theo Phòng GD-ĐT huyện Yên Minh (Hà Giang), cô Mai Thị Yến quê gốc ở huyện Bắc Quang, Hà Giang. Năm 2010, sau khi tốt nghiệp đại học, cô Yến xung phong lên xã Đường Thượng công tác, làm giáo viên cắm bản tại Trường mầm non Đường Thượng.

Trải qua 13 năm công tác, bám bản dạy chữ, cô luôn được đồng nghiệp, nhà trường và phụ huynh yêu mến, đánh giá cao, nhiều năm liền là giáo viên xuất sắc.

Trong quá trình làm việc ở vùng cao, cô Mai Thị Yến gặp gỡ và lập gia đình với thầy giáo Nguyễn Đại Đình Nam (quê gốc ở Phú Thọ). Vợ chồng cô sinh được hai người con. Hiện con lớn gửi ông bà nội nuôi, còn con nhỏ (5 tuổi) theo bố mẹ lên Hà Giang.

Được biết, các đơn vị chức năng tại Hà Giang đang khẩn trương hoàn thiện chế độ chính sách đầy đủ với cô Yến và gia đình. Ngành giáo dục huyện cũng có quỹ mái ấm tình thương, đang thực hiện việc hỗ trợ gia đình cô Yến theo quy chế.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.