Để thực thi hiệu quả quy định về miễn nhiệm, từ chức

TS. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ có phạm vi điều chỉnh và áp dụng là tất cả cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Đây chính là cơ chế để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác cán bộ, cụ thể là “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước... có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài... Đồng thời, có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không còn uy tín đối với nhân dân”(1).

Cụ thể hóa căn cứ xem xét miễn nhiệm

Với nguyên tắc thứ 3 của Quy định 41 “kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ...”, chúng ta tin tưởng, bước đầu sẽ giải quyết được tình trạng lãnh đạo ở những đơn vị, cơ quan có năng lực, trình độ non yếu, phẩm chất đạo đức thấp kém nhưng vẫn tại vị năm này qua năm khác đến hết nhiệm kỳ, thậm chí có trường hợp còn được tiếp tục tái nhiệm. Để thúc đẩy thực thi có hiệu quả các quy định về miễn nhiệm, từ chức, Điều 11 của Quy định 41 cũng yêu cầu, “chỉ đạo cụ thể hóa phù hợp với từng cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp và không trái với Quy định này”. Đối với công việc vô cùng hệ trọng này, dù là cơ quan, đơn vị nào cũng cần cụ thể hóa đến mức lượng hóa được tất cả các căn cứ xem xét miễn nhiệm và tất cả các căn cứ xem xét cho từ chức.

Trong 6 căn cứ xem xét miễn nhiệm thì 5 căn cứ đã được lượng hóa hoặc cụ thể, chi tiết hóa. Duy chỉ có căn cứthứ 4 "có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ", về mặt thời gian thì đã được lượng hóa (2 năm liên tiếp) nhưng làm sao để đi đến kết luận không hoàn thành nhiệm vụ cần phải được làm sáng tỏ. Để xem xét đúng đắn, thực chất căn cứ này thì hằng năm phải thực thi nghiêm túc việc nhận xét, đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý. Việc đánh giá cần được thực hiện ở 2 cấp, cấp thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị nhận xét, đánh giá lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị mình; cấp thứ hai, lãnh đạo, quản lý cấp trên trực tiếp quản lý nhận xét, đánh giá.

Về cấp nhận xét, đánh giá thứ nhất (ý kiến của tập thể cơ quan, đơn vị): Có một thực tế phải nghiên cứu, xử lý sớm, mạnh mẽ và quyết liệt hơn, đó là không ít lãnh đạo, quản lý do yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức (nhất là người đứng đầu) mà cấp trên cũng không sao xử lý kỷ luật được, đưa đi đâu cũng không xong nhưng không ít người không dám có ý kiến khi đóng góp cho “sếp” vì sợ bị trù úm. Bởi vậy, việc lấy ý kiến cũng phải bảo đảm thực chất, khách quan và công minh theo trình tự: Người lãnh đạo trình bày báo cáo kiểm điểm hằng năm của mình trước tập thể cơ quan, đơn vị; tập thể thảo luận dân chủ; lấy ý kiến chính thức bằng phiếu đánh giá với 2 mức độ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả kiểm phiếu sẽ là nhận xét, đánh giá chính thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, do còn tình trạng vận động hành lang, do danh dự của đơn vị, do lợi ích cá nhân và nhiều lý do khác nên sẽ có ý kiến của một số người “9 bỏ làm 10”, dù biết các lãnh đạo cơ quan, đơn vị yếu kém nhiều mặt, thậm chí “yếu kém toàn diện” (do “chạy” mà có vị trí lãnh đạo) nhưng vẫn “dĩ hòa vi quý” ghi phiếu ở mức độ hoàn thành. Do đó lãnh đạo cấp trên cần chỉ đạo, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác cán bộ, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín phục vụ đất nước. Đây cũng là yêu cầu thiết thực đối với tập thể cơ quan, đơn vị, vì vậy mỗi người phải hết sức trách nhiệm với chính kiến của mình. Mặt khác, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cũng phải với tinh thần thẳng thắn, khách quan, trung thực vì sự tiến bộ, phát triển của cơ quan, đơn vị mình mà thể hiện đúng đắn, khách quan chính kiến của mình.

Về cấp nhận xét, đánh giá thứ hai (của lãnh đạo cấp trên trực tiếp): Trong nhận xét, đánh giá lãnh đạo cấp dưới, ngoài sự khách quan, công minh, chính trực, ngay thẳng thì phải rất cảnh giác với các “động tác chạy” của người được nhận xét, đánh giá. Vấn đề này đã được Bác Hồ chỉ ra từ năm 1947, “Phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây...”(2). Còn hiện nay, mới nhất, phải chú ý đầy đủ tới Điều 15 trong số 19 điều đảng viên không được làm, đó là, “tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm, dẫn đến việc quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân...”.

Việc nhận xét, đánh giá hai cấp như trên chính là thiết thực thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa XII, “đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể... công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị”(3). Bây giờ vận dụng trong trường hợp miễn nhiệm vừa bảo đảm tính dân chủ, vừa bảo đảm độ chính xác cao, tạo điều kiện cho cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm xem xét thuận lợi, chính xác, thấu tình đạt lý hơn.

Cụ thể hóa căn cứ xem xét từ chức

Theo Điều 6 của Quy định 41 thì có 4 căn cứ, trong đó căn cứ thứ 3 “có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định”, căn cứ này đã được lượng hóa cụ thể; căn cứ thứ 4 “vì lý do chính đáng khác của cá nhân”, lý do chính đáng có thể là do sức khỏe như mắc bệnh hiểm nghèo, phải trị bệnh dài ngày, hoặc do định cư ở khu vực khác rất xa cơ quan, đơn vị... là những trường hợp cụ thể đã rõ ràng nên không phải bàn thêm. Còn căn cứ thứ nhất “do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao” và căn cứ thứ 2 “để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng” thì phải lượng hóa tương đối cụ thể mới quyết định chính xác được việc từ chức. Song trước tiên phải thấm nhuần Nghị quyết Trung ương 7, Khóa XII, đó là, việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm phải trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ, nghĩa là coi từ chức “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trở thành bình thường trong công tác cán bộ. Tất nhiên cũng cần minh bạch hóa các căn cứ xem xét.

Về căn cứ thứ nhất: cần làm rõ mức độ năng lực hạn chế hoặc không còn đủ uy tín để lãnh đạo. Để làm rõ việc này, chúng ta cũng phải tiến hành theo trình tự như căn cứ thứ 4 của miễn nhiệm. Nghĩa là hằng năm phải nghiêm túc nhận xét, đánh giá cán bộ lãnh đạo của cơ quan, đơn vị một cách công khai, dân chủ theo trình tự: Lãnh đạo trình bày báo cáo kiểm điểm của mình; tập thể cơ quan, đơn vị đóng góp ý kiến xây dựng; cán bộ, công chức, người lao động ghi phiếu nhận xét, đánh giá. Điều khác hơn là: nhận xét, đánh giá cả hai mặt năng lực và phẩm chất với hai mức: đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Các trường hợp phải từ chức gồm: trường hợp thứ nhất là cả hai tiêu chí năng lực và phẩm chất đều có trên 50% số phiếu ghi chưa đạt yêu cầu. Trường hợp thứ hai là, có trên 50% số phiếu ghi phẩm chất chưa đạt yêu cầu (theo đúng quan điểm của Đảng: tài và đức, trong đó đức là gốc).

Về căn cứ thứ hai, trước hết cần làm rõ nội hàm “sai phạm nghiêm trọng” là gì? Theo Điều 6, Khoản 2 của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, ngày 18.9.2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì “Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại lớn, tác hại ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, đơn vị công tác”. Từ nội hàm này, khi xem xét cần phân biệt hai trường hợp. Một là sai phạm của cơ quan, đơn vị do chủ trương, quyết định sai lầm của lãnh đạo dẫn đến cơ quan, đơn vị vi phạm nghiêm trọng thì lãnh đạo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, tức là phải từ chức. Hai là, do buông lỏng quản lý, hoặc do cán bộ, công chức, viên chức tự vi phạm nghiêm trọng trong thực thi công vụ hoặc ngoài công vụ. Trường hợp này cũng phải được lượng hóa với mức độ cần thiết. Ở cấp vụ, cục, sở, nếu để xảy ra vi phạm nghiêm trọngtừ hai vụ trở lên thì lãnh đạo nên từ chức. Nếu xảy ra một vụ mà mức độ gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì dù mới xảy ra một vụ, lãnh đạo cũng phải từ chức, vì những vi phạm này có tính chất, mức độ tác hại rất lớn, đặc biệt lớn, tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc và đặc biệt bức xúc trong nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, đơn vị công tác.

Nhanh chóng cụ thể hóa và thực thi nghiêm túc, chặt chẽ Quy định này, sẽ góp phần đắc lực vào mục tiêu xây dựng và kiện toàn một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm với nhiệm vụ chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc mà Nghị quyết Trung ương 7, Khóa XII đã xác định.

________

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, trang 178 - 179, Nxb  Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2021.

(2) Hồ Chí Minh, Về vấn đề cán bộ, trang 41, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975.

(3) Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19.5.2018 về công tác cán bộ, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ.

Diễn đàn Quốc hội

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.