Để ngành sữa không “hụt hơi”

Giữa “ma trận” của thị trường sữa, người tiêu dùng khó phân biệt sữa tươi và sữa hoàn nguyên. Thực trạng này không chỉ khiến người tiêu dùng chịu thiệt mà tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngành sữa, chăn nuôi bò sữa của Việt Nam, nhất là hội nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đến gần. Vậy cần làm gì để ngành sữa, chăn nuôi bò sữa có thể tự tin chiếm lĩnh thị trường nội, không bị “hụt hơi” khi tiến vào TPP?

Minh bạch thông tin và tiêu chuẩn

Lâu nay, người tiêu dùng chỉ quen phân biệt sữa bột với sữa nước. Nhiều người chưa nắm được sữa tươi khác với sữa hoàn nguyên, sữa bột như thế nào. Họ nhầm tưởng các loại sữa dạng lỏng được pha từ sữa bột là sữa tươi, trong khi tên gọi loại sữa này được gọi là “sữa tiệt trùng”. Thực tế, sữa hoàn nguyên là sữa được sản xuất tại trang trại nước ngoài, sau đó cô đặc lại, vận chuyển về Việt Nam, pha lại với nước để tạo thành sữa nước. Còn sữa tươi 100% là sữa được cung cấp từ các hội, trang trại chăn nuôi bò sữa trong nước cung ứng. Sau khi thu hoạch, sữa tươi được xử lý và bán ra thị trường dưới dạng sữa nguyên chất, không cô đặc, không pha với nước. Do vậy, quy trình sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ, giá trị dinh dưỡng của các loại sữa cũng khác biệt.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) Nguyễn Đức Thành, để có cơ hội cho các doanh nghiệp sữa tươi, chăn nuôi bò sữa “sống sót” khi vào TPP thì cần phải có thông tin minh bạch về chất lượng của từng loại sữa để người tiêu dùng chủ động lựa chọn. Họ cần biết sữa được sản xuất ở đâu, sữa của đàn bò nuôi chăn thả ở Việt Nam khác với sữa của đàn bò được chăn thả ở New Zealand về bản chất, quy trình ra sao. Từ đó, đánh giá đúng giá trị các loại sữa, để ngành sữa Việt Nam có đủ nội lực chiễm lĩnh thị trường trong nước, tự tin hội nhập sâu vào TPP và hưởng lợi. Chính vì vậy, minh bạch thông tin là yếu tố sống còn của ngành sữa.

Nguồn: vinanet.vn
Nguồn: vinanet.vn

Cần điểm tựa để bứt phá

TS. Nguyễn Đức Thành nhận định: TPP là một cơ hội tốt để cải cách thị trường sữa tại Việt Nam. Cùng quan điểm với TS. Thành, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, thị trường sữa tươi hiện tại đang rất rộng cửa, vì hiện nay tỷ lệ tăng trưởng sản lượng sữa bò không theo kịp nhu cầu sử dụng sữa của người dân. Minh chứng cụ thể là hiện nay, sữa sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của các nhà máy, còn lại 70% nguyên liệu là nhập khẩu. PGS.TS Hoàng Kim Giao, Hiệp hội Gia súc lớn (Hội Chăn nuôi Việt Nam) cho biết: “Ở Việt Nam, bình quân mới đạt là 18 lít/người/năm, trong đó có 6,1 lít sữa tươi bằng 34% tổng lượng sữa quy đổi tiêu thụ. Còn tại Thái Lan là 25 lít, Trung Quốc là 35 lít. Thực tế, tiêu thụ sữa bình quân cho một người trên thế giới là 103,4 lít. Con số này khác nhau ở các khu vực, các nước. Tại châu Á là 65,6 lít, châu Âu là 205 lít, châu Đại Dương là 336 lít”.

Theo Phó tổng giám đốc Tập đoàn TH True Milk Hoàng Công Trang, để tạo được thương hiệu ngành sữa Việt Nam thì cần bảo vệ thương hiệu sữa Việt Nam. Muốn làm được điều đó, cần định hướng cho khách hàng hiểu giá trị việc dùng sữa tươi trong nước. Từ những ưu thế vượt trội về dưỡng chất, từ đó tạo cuộc “cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng sữa tươi. Đồng thời, cần chuẩn hóa các chính sách để thúc đẩy ngành sữa tươi trong nước từ việc đưa ra hạn ngạch nhập khẩu sữa bột nhằm giảm tỷ lệ sữa nước làm từ sữa bột trên thị trường.

Thực tế, nhu cầu tiêu dùng sữa ở nước ta trong thập niên qua được đánh giá tăng trưởng cao, luôn đạt hai con số và trong tương lai dài nhu cầu này tiếp tục phát triển. Dù vậy, việc phát triển được các mô hình, trang trại chăn nuôi bò sữa cho sản lượng cao thì chắc chắn, ngành sữa tươi và chăn nuôi bò sữa cần có điểm tựa nhất định để có thể tạo nên đột phá. Theo nhiều chuyên gia, một trong những điểm yếu để cản chân ngành sữa bứt phá là do gần 90% đàn bò chăn nuôi quy mô nhỏ ở các vùng đô thị, chỉ có 10% số hộ chăn nuôi trang trại chuyên nghiệp. Kỹ năng chăn nuôi của nông dân chưa cao, nguồn thức ăn còn phụ thuộc phần lớn vào thức ăn tinh có giá thành cao, chất lượng không ổn định nên năng suất sữa thấp. Ngoài ra, các chính sách vĩ mô phát triển đàn bò sữa về vốn, con giống, đầu tư hạ tầng, chuồng trại còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa trọng tâm. Do vậy, bài toán vẫn chưa thể có lời giải.

Trong bối cảnh này, Nhà nước cần có những quy định, quyết sách cụ thể, minh bạch tiêu chuẩn các loại sữa ở Việt Nam để ngành chăn nuôi bò sữa nói chung, ngành sữa tươi nói riêng không bị hụt hơi khi hội nhập, để thật vững tâm tiến vào sân chơi TPP. Lúc này doanh nghiệp sữa trong nước cần chủ động nắm giữ thị trường, đầu tư mạnh mẽ, bài bản với công nghệ cao mới cạnh tranh được sản phẩm sữa nhập. Đồng thời, thị trường sữa Việt Nam cần minh bạch thông tin các sản phẩm sữa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đồng thời giúp giá sữa về với thực tế hơn, giúp người dân tiếp cận sữa có chất lượng sát với giá thành, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sữa tăng cường đầu tư, tăng sản lượng sữa tươi trong nước, giảm phụ thuộc và nhập khẩu.

 Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành: “Vào TPP, ngành sữa sẽ đứng trước nhiều lựa chọn, phương án thứ nhất là phát triển chăn nuôi bò để lấy sữa. Đây là phương án tốt, tự chủ hơn, để có nguồn sữa tươi thực sự của Việt Nam. Phương án thứ hai, TPP đến mang cơ hội giảm thuế suất, việc nhập nguyên liệu dễ hơn thì cơ hội nhập sữa bột để về chế biến thành sữa hoàn nguyên có thể là sẽ gia tăng. Phương án thứ ba, các doanh nghiệp nước ngoài có thể nhập khẩu, đầu tư thêm vì lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường này. Một trong ba phương án còn phụ thuộc vào nội lực của từng doanh nghiệp. Mỗi phương án đều có lợi thế riêng, quan trọng là phải xác định đúng mục đích, nếu không sẽ rất có thể đổ vỡ”.

Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện
Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện

Trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc về việc thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện đã ký với Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa tiếp tục triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện cho đơn vị thành viên là Công ty Điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi). Sự kiện ký kết hợp đồng giữa hai đơn vị đã diễn ra thành công tốt đẹp mới đây tại trụ sở Chi nhánh PVcomBank Quảng Ngãi.

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam định hướng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55-60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80-85% vào 2045.

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt
Thị trường

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt

Thúc đẩy thị trường trong nước luôn là giải pháp hàng đầu hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Để tạo động lực cho thị trường nội địa các doanh nghiệp bán lẻ cần đổi mới phương thức kinh doanh, tạo ra sự khác biệt trong quá trình phục vụ, nhưng vẫn phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng.

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc
Thị trường

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc

Với năng lực sản xuất lớn cùng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, Công ty Sơ mi rơ moóc và Cấu kiện nặng (Thaco Trailers) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với các doanh nghiệp, đối tác và khách tham quan ngay lần đầu tiên tham gia Triển lãm IANA Intermodal Expo 2024 tại Hoa Kỳ.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

Giống cá tra tốt quyết định năng suất và chất lượng
Kinh tế

Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.
Thị trường

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.

Theo chứng khoán Alpha, nhà đầu tư nên hold danh mục để tận dụng nhịp tăng giá hiện tại, tận dụng nhịp giảm để tăng tỷ trọng từng phần, ưu tiên cổ phiếu có sẵn. Cơ cấu cổ phiếu phòng thủ sang cổ phiếu thị trường (hệ số Beta cao hơn), cổ phiếu có dòng tiền và thông tin hỗ trợ. Tập trung vào cổ phiếu: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, xuất khẩu....

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương chủ trì họp báo
Kinh tế

GDP 9 tháng đạt 6,82% là tín hiệu đáng mừng

Tổng cục Thống kê nhận định, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82% là kết quả tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn và ở trong nước, thiên tai, bão lũ cũng gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, đời sống của người dân.

GDP quý III tăng 7,4%
Kinh tế

GDP quý III tăng 7,4%

Họp báo sáng 6.10, Tổng cục Thống kê cho biết,  tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tăng 7,40% so với cùng kỳ 2023. Tính chung 9 tháng, GDP ước tăng 6,82%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 7,16 tỷ USD
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản đã quay lại quỹ đạo thông thường

Xuất khẩu thủy sản 9 tháng đạt 7,16 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt, kim ngạch tháng 9 đạt 866 triệu USD, tăng 6,4%. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 4 năm bị xáo trộn bởi dịch Covid-19, chiến tranh, lạm phát, xuất khẩu thủy sản đã quay lại quỹ đạo thông thường, đó là tăng tốc trong nửa cuối năm và đạt đỉnh vào quý III.

Toàn cảnh hội thảo
Kinh tế

Sớm có chính sách hỗ trợ sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo

Tại hội thảo "Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh" do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 3.9, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Nguyễn Quang Hiệp cho rằng, để thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn và xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo.