80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943:

Đề cương văn hóa Việt Nam soi đường cho chúng ta đi

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Hiện nay, hơn lúc nào hết, lịch sử phát triển của thế giới (và đất nước hiện nay) là lịch sử của sự phát triển ngắn hạn, nhất là về kinh tế. Người ta có thể đạt được sự tăng trưởng, thậm chí nhảy vọt về kinh tế, chỉ trong vài chục năm. Nhưng, để có một nền văn hóa lại đòi hỏi nhiều trăm năm, thậm chí cả nghìn năm.

Một dân tộc sẽ không thể gọi là dân tộc hoàn thiện, khi không có văn hóa dân tộc, dù kinh tế có thể đạt được mức tăng trưởng kinh ngạc nhất thời nào đó. Kinh nghiệm lịch sử của những quốc gia hoạch phát, hoạch tàn về kinh tế và xã hội đều cho thấy, họ thường thiếu một triết lý văn hóa về phát triển, cụ thể hơn là một nền văn hóa của sự phát triển bền vững.      

Văn hóa làm nên nền chính trị Việt Nam. Đó là Quốc chính Việt Nam. Văn hóa làm nên niềm tin. Đó là Quốc tín Việt Nam… Không có những nhân tố đó thì không có Quốc thể Việt Nam. Một quốc gia mà không có quốc chính, không có quốc tín thì khó có thể có Quốc thể một cách ngang tầm và xứng đáng. Đó chính là văn hóa vậy và xét cho cùng lại không thể là gì khác, ngoài văn hóa.

Đề cương văn hóa Việt Nam soi đường cho chúng ta đi -0
Bản “Đề cương Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943. Nguồn: baotanglichsu.vn

Trước bối cảnh mới, thực tiễn đất nước 80 năm qua, kể từ khi Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943, và đặc biệt 37 năm đổi mới càng cho thấy, trong quá trình phát triển, phải bảo đảm sự cân bằng và hài hòa một cách toàn diện giữa các phương diện phát triển chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - và môi trường sinh thái, chưa bao giờ như bây giờ, chúng ta cần một triết lý phát triển Việt Nam. Nghĩa là, chúng ta phải nhằm tới kiến tạo triết lý văn hóa của sự phát triển bền vững Việt Nam, phải vươn tới xác lập một nền văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ, bền vững và nhân văn, với nền tảng là bản sắc văn hóa dân tộc và hiện đại - và xung lực là kinh tế tri thức, kinh tế số - và môi trường sinh thái phát triển hài hòa, bảo đảm sự ổn định toàn vẹn nền chính trị đất nước trên con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, trong thời đại ngày nay. 

Toàn bộ những vấn đề đó không nằm ngoài tầm viễn kiến của Đề cương về văn hóa Việt Nam, cách đây tròn 80 năm.

*

*        *

Tròn 80 năm trước, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về lĩnh vực văn hóa, Đề cương về văn hóa Việt Nam đã tiên liệu và hoạch định đường hướng cơ bản phải mang ý nghĩa thời đại về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam cần có, phải có trong tương lai, trong khi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ của Việt Nam chưa thành công.

Tư tưởng cứu quốc với khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết” đã trở thành ngọn cờ tập hợp lực lượng, khơi dậy ở mỗi người dân, cộng đồng, dân tộc, đảng phái, tôn giáo lòng yêu nước và khát vọng Việt Nam độc lập. Tinh thần cứu quốc của văn hóa trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, được nhận thức sâu sắc ở cả tầm lãnh đạo lẫn trong nhận thức, tình cảm và hành động của  mỗi cá nhân. Tư tưởng Tổ quốc trên hết, mà sau Đề cương, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng vĩ đại: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi là ngọn cờ tập hợp đông đảo những người thuộc các xu hướng xã hội khác đi theo cách mạng, giành lại nền độc lập tự do cho đất nước. Không có tư tưởng này soi đường, khó có thể chỉ với hơn 5.000 đảng viên làm nòng cốt của mặt trận Việt Minh, Đảng có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trọn vẹn, tiến hành thắng lợi các kháng chiến vệ quốc, toàn Dân tộc đem hết sức lực, trí tuệ ra phụng sự Tổ quốc.

Xác định rõ nội dung, phạm vi, khẳng định vị trí, vai trò của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, bản Đề cương chỉ rõ: Văn hóa bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật; quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị là thống nhất; mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động, không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.      

Do đó, cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng lãnh đạo. Trên cơ sở chỉ rõ tính chất văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại (1943), chỉ rõ những nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách thống trị của Nhật - Pháp; những thủ đoạn của Nhật - Pháp trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam; dự kiến về tiền đồ văn hóa Việt Nam. Đề cương khẳng định cách mạng nhất định thắng lợi, văn hóa Việt Nam sẽ cởi được xiềng xích, đuổi kịp văn hóa mới, tiến bộ trên thế giới. Muốn vậy, phải làm cách mạng về văn hóa, “cách mạng vǎn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”.

Để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa, phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Ba nguyên tắc đã trở thành phương châm, mục tiêu hành động, là quan điểm xuyên suốt trong quá trình cách mạng và xây dựng nền văn hóa mới.  

Dân tộc hóa là chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, làm cho văn hóa trực tiếp phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm cho trí thức có lòng tự hào, dũng cảm đứng lên nhận trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam. 

Khoa học hóa là tạo điều kiện cho nền văn hóa dân chủ mới nhanh chóng thoát khỏi sự kìm hãm ấy, nhằm phát triển về mọi mặt trên cơ sở khoa học, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi suy nghĩ, hành động; chống lại tất cả những cái cũ kỹ, lạc hậu, dị đoan. 

Đại chúng hóa là văn hóa của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, làm cho mọi người biết đọc, biết viết, biết thưởng thức và tham gia sáng tạo nghệ thuật và dần dần chiếm lĩnh các giá trị tinh thần mà dân tộc và loài người tạo ra; chống mọi chủ trương hành động làm cho vǎn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng.

Nói khái lược, để chuẩn bị cho một chế độ mới, Đề cương khẳng định: Nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội. Và, văn hóa không thể thoát ly, đứng ngoài cuộc sống: Vǎn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Nền văn hóa ấy được Đề cương xác định là phải được xây dựng trên cơ sở của một hình thái kinh tế-xã hội mới, do Đảng lãnh đạo, phải  trở thành một “mặt trận” mà người cộng sản phải nắm lấy, lãnh đạo và bắt nó phục vụ cho cuộc cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng này không phải dành cho một số người, một tầng lớp nào mà là của toàn Dân, cho toàn Dân và phải do toàn thể Nhân dân cùng tham gia.    

Đó là tư tưởng tiên phong của Đảng về văn hóa không chỉ cho 80 năm qua, không chỉ cho hiện nay, mà tiên báo tương lai của Dân tộc, trong thời đại ngày nay.

Đó không chỉ là trọng trách chính trị của một Đảng chuẩn bị cho công cuộc lãnh đạo, cầm quyền mà còn là công việc mang tầm văn hóa, mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc của Đảng ta và dân tộc ta kiến tạo, dưới chế độ mới bắt đầu từ năm 1945; đồng thời sẽ là nền móng để thể hiện và khẳng định sức mạnh, uy tín và danh dự của đất nước nghìn năm văn hiến trước thế giới. Và, nhìn ở tầng sâu hơn, đó không chỉ là triết lý chính trị, triết lý xã hội mà còn thấm đẫm triết lý văn hóa, triết lý nhân sinh và triết lý về con người trong toàn bộ triết lý phát triển mạnh mẽ, bền vững và nhân văn của chúng ta, kể từ đó.

*

*        *

Nghiền ngẫm, thâu thái tất cả những kinh nghiệm từ thực tiễn chế độ mới 78 năm qua cho thấy, vấn đề văn hóa không thể đứng hàng thứ 2 so với phát triển kinh tế hay xã hội; càng không thể và không được phép coi nhẹ, lãng quên văn hóa trong phát triển. Vì, đây chính là điều căn bản bảo đảm không chỉ phát triển một cách toàn diện mà đặt nền móng để có thể phát triển nhanh và đặc biệt có thể đi dài một cách bền vững và nhân văn.

Văn hóa đó là tầm nhìn, là tư duy, là quyết sách chính trị, là giá trị tinh thần của xã hội, chứ không phải là là văn hóa đơn thuần, giản đơn như không ít cách hiểu. Tất cả những quyết sách về kinh tế hay chính trị, nếu không xem chúng dưới góc độ văn hóa, nói sâu hơn, bắt đầu khởi nguồn từ hạt nhân văn hóa thì rốt cuộc chỉ là giải quyết những vấn đề kinh tế đơn thuần, những vấn đề chính trị thiển cận và hời hợt, và chắc chắn sẽ thất bại. Cho nên, văn hóa phải là vấn đề được đặt lên trước hết, xuyên thấm trong toàn bộ việc xây dựng những quyết sách chính trị hay kinh tế. Đó là tư duy, đó là tầm nhìn, đó là những giá trị tinh thần mà kinh tế xã hội chính là sự kết tinh và thể hiện ở mức độ này hay quy mô kia.

Điều đó càng cho thấy, không chỉ về quy mô, mức độ mà đặc biệt về tính chất của văn hóa, vị thế, chức năng, nhiệm vụ của văn hóa mà bản thân của văn hóa xuyên thấm trong toàn bộ các phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Từ đối nội tới đối ngoại, càng cho thấy văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần xã hội, là gương mặt và tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc, là tấm "căn cước" của đất nước trong hội nhập toàn cầu. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, bỏ quên văn hóa là đánh mất lớn, lãng quên văn hóa là sự thất bại khó có thể cứu vãn được trong ít chục năm, thậm chí hàng trăm năm.

Chưa bao giờ như hiện nay, việc phát triển văn hóa và tăng trưởng kinh tế, nhất là tăng trưởng kinh tế, luôn được xem là một quá trình có tính chính trị văn hóa trước khi là một quá trình kinh tế và công nghệ hay văn hóa đơn thuần, cục bộ, để tránh quy luật “kinh tế vì kinh tế”, “tiền vì tiền”, “vì kinh tế, bất chấp đạo lý”, “vì lợi nhuận, chà đạp tất cả”; hay văn hóa chỉ là “cái đuôi của kinh tế”, “ăn theo kinh tế”, hay là thứ “văn hóa vay mượn”, “văn hóa nhập khẩu”, “văn hóa lai căng”... Quá trình hoạch định các chính sách (vĩ mô và vi mô) phát triển văn hóa và tăng trưởng kinh tế luôn được tính toán tổng thể không chỉ căn cứ vào mục tiêu với mức độ thành công mà đồng thời luôn tính đến phương thức thực thi một cách thấm đẫm văn hóa và các hệ quả của chúng. 

Phát triển văn hóa, xã hội và con người hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõ nhất tính chủ động của chúng ta trong dự báo và giải quyết  hài hòa các mối quan hệ lớn: giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, giữa phát triển nhanh với nỗ lực bảo đảm công bằng xã hội bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đi sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, giữa gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa… Đây chính là đột phá so sánh tuyệt đối giữa chúng ta, trên phương diện này, với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào khác.          

Với quan điểm chỉ đạo đó, nhằm chế ngự và xử lý hiệu quả những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đưa văn hóa thấm sâu vào các hoạt động kinh tế, làm cho sự phát triển văn hóa đồng bộ và tương xứng với phát triển kinh tế, phát triển xã hội, và đến lượt nó, sự tiến bộ chính trị... đã làm cho nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, các cơ hội phát triển không ngừng được mở rộng không chỉ cho mọi thành phần kinh tế mà cho mọi tầng lớp dân cư, đời sống của đại bộ phận Nhân dân được cải thiện rõ rệt; sự phát triển của kinh tế hướng vào sự phục vụ phát triển con người, bảo đảm tiến bộ xã hội tốt hơn.

Từ thực tiễn 37 năm đổi mới, càng xác tín, văn hóa ngày càng là cội nguồn của mọi mục đích và động cơ phát triển kinh tế, xã hội ngày càng trở thành nền tảng tinh thần - xã hội; đến lượt nó, sự phát triển của kinh tế trở thành tiền đề vật chất quan trọng, một điều kiện cơ bản để văn hóa phát triển với xu hướng ngày càng thống nhất và hiệu quả; và văn hóa có sức đề kháng, trước sự xâm lăng văn hóa từ bên ngoài, phù hợp với yêu cầu phát triển của chúng ta. Nói một cách hình ảnh, mọi quyết sách kinh tế luôn được xem xét trước hết là một quyết sách có tính văn hóa, chính trị và xã hội, trước khi là một quyết sách kinh tế đơn thuần; và đến lượt văn hóa cũng vậy, mỗi quyết sách phải thấm đẫm tính chính trị và tính kinh tế.

Đó chính là lựa chọn của chúng ta. Điều cần khẳng định là, một môi trường văn hóa - chính trị - xã hội ổn định được xây dựng toàn vẹn để chúng ta phát triển kinh tế; đồng thời, đến lượt nó, sự phát triển của kinh tế một cách thực sự thấm đẫm văn hóa đã tạo những tiền đề chăm sóc và phát triển sự nghiệp văn hóa, giải quyết những vấn đề xã hội một cách chủ động, cụ thể, thiết thực và hiệu quả bằng chính sức mạnh kinh tế, cổ vũ văn hóa phát triển.

Cần nhấn mạnh, mọi quyết sách nếu không bắt đầu từ văn hóa, từ con người và cuối cùng không vì văn hóa, vì con người thì chắc chắn nhất định thất bại. Xin được nhấn mạnh, nếu trái thế, thì đó chính là tầm nhìn thiếu văn hóa, là cách hạ thấp văn hóa và khi đó chắc chắn thất bại, ngay từ trong phát triển kinh tế, phát triển xã hội với vai trò trung tâm là phát triển con người; và, càng không thể nói tới văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực của phát triển xã hội và con người, càng không thể kiến tạo xứng đáng triết lý của sự phát triển chiến lược mạnh mẽ, bền vững và nhân văn hiện tại và tương lai.

Kinh tế là thể hiện trực tiếp của văn hóa, hay nói cách khác văn hóa là tầng sâu thực thể của sự phát triển kinh tế, là cái không thể định lượng thuần túy và đó chính là cội nguồn, là căn bản để phát triển. Đó chính là đường lối phát triển kinh tế, chính là văn hóa. Nói một cách rộng lớn, văn hóa chính là con người. Phát triển văn hóa chính là phát triển con người. Nếu không có sự phát triển con người sẽ không có bất cứ một sự phát triển nào, dù kinh tế hay chính trị, và cả văn hóa, như mong muốn. Từ đây, tạo cơ sở để thúc đẩy phát triển văn hóa gắn với kinh tế, xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho Nhân dân.   

Nếu trái thế, không còn nghi ngờ, đó chính là sự thất bại lớn nhất về văn hóa, cũng là sự thất bại lớn nhất về kinh tế. Về mặt xã hội, càng thấy rõ, nếu nơi nào chỉ chạy theo kinh tế mà quên vấn đề xã hội nơi đó sẽ gặp vô cùng khó khăn. Kinh tế vị kinh tế sẽ dẫn tới vũng bùn quyết định luận kinh tế, lợi nhuận vị lợi nhuận, tiền vị tiền. Và nhất định sẽ rơi vào tình trạng phát triển khập khiễng, bấp bênh, thậm chí thất bại. Dù phương diện nào cũng vậy, khi chính trị không có văn hóa thì không còn là một nền chính trị nhân văn nữa và quyết không phải là nền chính trị hay nền kinh tế… mà chúng ta lựa chọn và phát triển.

Đó chính là tư tưởng phát triển kinh tế một cách hài hòa với văn hóa, phát triển kinh tế thị trường nhưng mục tiêu của kinh tế không chỉ có tăng trưởng về kinh tế mà đồng thời cũng là phát triển về văn hóa. Đó là sự phát triển của văn hóa trong kinh tế. Bất cứ ở nơi đâu hay phương diện nào nếu chỉ coi trọng một cách đơn thuần kinh tế vị kinh tế, cốt chiếm lấy lợi nhuận một cách đơn thuần, thì chắc chắn sẽ vấp ngã. Nơi nào chỉ thuần túy chạy theo kinh tế, bất chấp văn hóa để đổi lấy kinh tế thì nơi đó sẽ thất bại, hủy hoại môi trường, đạo đức xã hội xuống cấp khó có thể cứu vãn được… Và, đến lượt nó, nền chính trị, xã hội nhất định bị tổn thương.              

Dưới ngọn cờ Đề cương về văn hóa Việt Nam, có thể khái lược 6 nhân tố, gồm 12 chữ: Độc lập - Tự do - Dân chủ - Hạnh phúc - Hội nhập - Nhân văn, vì Tổ quốc hùng cường và Nhân dân tiến bộ là triết lý văn hóa phát triển mạnh mẽ, bền vững và nhân văn Việt Nam từ hiện tại và hướng tới tương lai trong tầm nhìn năm 2045.

Quốc hội và Cử tri

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Diễn đàn Quốc hội

Không làm tăng chi phí tuân thủ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh

Các quy định về trách nhiệm thẩm định quy chuẩn Việt Nam và chứng nhận sự phù hợp đối với tiêu chuẩn cơ sở là hai nội dung có thay đổi so với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần đánh giá tác động, sự cần thiết để không làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong nước và quốc tế.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Tăng thuế đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình tăng phù hợp

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Đồng tình với việc tăng thuế đối với thuốc lá nhằm góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng thuốc lá trong thời gian tới, song nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc mức tăng và lộ trình tăng cho phù hợp, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; theo đó, thông tư cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường với chính học sinh mà mình đang dạy tại trường. Đây là điều được dư luận đồng tình ủng hộ khi mà tình trạng dạy thêm đã và đang diễn ra tràn lan.

Quốc hội đã thấu tiếng lòng của dân
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội đã thấu tiếng lòng của dân

Một trong những kỳ họp để lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho muôn dân có thể kể đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Đúng như chia sẻ của nhiều cử tri, đây là kỳ họp đậm ân tình đại biểu với cử tri, đặc biệt là với cử tri có hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đầu thiết lập chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mô hình nhà nước của Việt Nam là Nhà nước dân chủ nhân dân. Những quyết sách của Quốc hội là minh chứng hùng hồn theo lời dạy của Người “lợi ích đều vì dân”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy

Trong phiên họp chiều 6.1, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã cụ thể hóa 4 nhóm chính sách với nhiều điểm mới về quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập; đồng thời đề nghị Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo cần dự báo, đánh giá tác động về những vấn đề liên quan đến đăng ký lao động, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về người lao động, cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực để phát triển công nghiệp công nghệ số

"Luật Công nghiệp công nghệ số ban hành phải đi ngay vào thực hiện Nghị quyết số 57 – NQ/TW; tính toán, làm rõ từ nay đến năm 2030, năm 2045, phải làm chủ công nghệ chiến lược như thế nào để phát triển đất nước; tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng nguồn lực để hoàn thiện, xác lập hành lang pháp lý vững chắc cho phát triển công nghệ số", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 6.1.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm
Diễn đàn Quốc hội

Giấy tờ, tài liệu đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia thì không phải xuất trình, chứng minh

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, theo Luật Dữ liệu năm 2024, đối với trường hợp giấy tờ, tài liệu được quy định phải có trong thủ tục hành chính đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, thì công dân không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu minh chứng. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính nhờ vậy cũng được đơn giản hóa không cần kê khai nhiều thông tin như trước.

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không ngừng đổi mới, xứng đáng với niềm tin, kỳ vọng của cử tri

Cùng với tinh thần quyết tâm của Quốc hội, trong năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để lại nhiều tin yêu, kỳ vọng trong lòng cử tri, Nhân dân. Nhân dịp năm mới và kỷ niệm 79 năm ngày Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2025), Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ về những kết quả nổi bật của Đoàn ĐBQH tỉnh sau một năm nhiều nỗ lực, đổi mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bão số 3 trong chuyến thăm và làm việc tại Yên Bái.
Quốc hội và Cử tri

Đặt lợi ích người dân vào trung tâm của mọi quyết sách

Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho thế hệ tương lai và các đối tượng yếu thế luôn là quan điểm ưu tiên nhất quán được Đảng, Nhà nước ta tập trung triển khai, thực hiện song song cùng các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày 1.1.2025, trong không khí tươi vui của mùa Xuân mới đang về, cùng niềm tin, kỳ vọng trước tâm, thế vững vàng của đất nước chuyển mình vào kỷ nguyên mới, những quyết sách thể hiện tinh thần “đặt người dân vào trung tâm” của Quốc hội được Chính phủ triển khai nhanh chóng, quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm đã tiếp tục nhận được sự ủng hộ đồng tình, đánh giá rất cao từ cử tri, Nhân dân cả nước.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri
Quốc hội và Cử tri

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri

Trao đổi về vai trò của báo chí trong hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp trước thềm Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025 sẽ diễn ra vào tối 5.1, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương NGUYỄN THỊ VIỆT NGA khẳng định, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tuyên truyền hoạt động của cơ quan dân cử; là cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan đại diện và cử tri.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương
Quốc hội và Cử tri

Số hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, một điểm nhấn quan trọng của Luật Di sản văn hóa năm 2024 là số hóa di sản văn hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường điện tử. Việc chuyển đổi số di sản văn hóa góp phần thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân

Phát huy tinh thần quyết tâm của Quốc hội, năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, tháo gỡ và khơi thông những "điểm nghẽn" lớn về thể chế, hạ tầng và nhân lực... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, củng cố niềm tin của cử tri và người dân, khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với nhân dân thôn Lời, tỉnh Hà Nam nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Xây dựng luật

Những quyết sách thiết thực, vì dân

Cùng với những quyết sách đột phá, khai thông các điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước, năm 2024 cũng là năm ghi dấu ấn nhiều quyết sách quan trọng của Quốc hội liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, không chỉ có ý nghĩa hết sức thiết thực trong hiện tại mà còn tác động lâu dài đến tương lai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và cuộc sống an toàn, bình yên cho Nhân dân.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về Luật Công đoàn năm 2024
Diễn đàn Quốc hội

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về thu, chi, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Luật Công đoàn năm 2024 có quy định mới là định kỳ 2 năm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn; đồng thời Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội cùng thời điểm.