ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa): Quy định rõ cơ chế, chính sách về tài chính để phục hồi các dòng sông

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sáng nay, 26.10, ĐBQH Cầm Thị Mẫn cho rằng, cần quy định rõ cơ chế, chính sách về tài chính cho hoạt động phục hồi các dòng sông. Đặc biệt, xem xét quy định cụ thể về cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động này.

Theo ĐBQH Cầm Thị Mẫn, dự thảo luật lần này đã tiếp thu, chỉnh sửa nhiều vấn đề về kết cấu và nội dung cụ thể của từng điều luật, giúp làm rõ được phạm vi điều chỉnh của luật, đáp ứng yêu cầu đổi mới từ thực tiễn quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. Đặc biệt, việc bổ sung nhiều nội dung quy định nhằm hướng tới việc bảo vệ các nguồn nước và đặc biệt là chú trọng việc phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt là chủ trương đúng đắn. Bởi, hiện nay, nhiều dòng sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước chính cho sinh hoạt, sản xuất, tạo cảnh quan sinh thái bảo vệ sức khỏe cho người dân đang bị ô nhiễm, nguy cơ cạn kiệt nghiêm trọng và trở thành các dòng sông “chết”.

Cần quy định rõ cơ chế, chính sách về tài chính để phục hồi các dòng sông -0
ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 26.10

Đại biểu Cầm Thị Mẫn thống nhất với tên Chương III được sửa đổi, bổ sung thành Chương “Bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước”. Trong đó, bổ sung các quy định về chức năng nguồn nước, hành lang bảo vệ nguồn nước, dòng chảy tối thiểu, bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, bảo vệ nguồn nước liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và các nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và đặc biệt có sửa đổi, bổ sung quy định về phục hồi nguồn nước. Tuy nhiên, theo đại biểu, việc phục hồi các dòng sông bị ô nhiễm, cạn kiệt phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và có sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân. Trước tiên, phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước thải trước khi xả ra các dòng sông, nghiêm cấm các hoạt động xả rác thải và các chất thải xuống dòng sông; đồng thời quan tâm xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình như cống, trạm bơm, hệ thống kênh dẫn,…để tiếp nước, khơi thông dòng chảy tạo cho các sông có các dòng chảy thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng ứ đọng để trả lại cho các con sông khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm.

Vấn đề khó khăn trong phục hồi nguồn nước đó là đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, trong khi ngân sách nhà nước không có khả năng bố trí đủ cho hoạt động này. Do đó, đại biểu Cầm Thị Mẫn thống nhất với quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 34 của Dự thảo Luật, theo đó, quy định đ) Kinh phí phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được bố trí từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, đầu tư phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, nguồn chi trả của đối tượng gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân; e) Tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu để quy định rõ cơ chế, chính sách về tài chính cho hoạt động này. Đặc biệt, xem xét quy định cụ thể về cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động phục hồi các dòng sông. Bài toán đặt ra là khi một doanh nghiệp đầu tư nguồn lực để phục hồi một đoạn sông bị ô nhiễm cạn kiệt thì họ sẽ được nhà nước ưu đãi gì và được hưởng lợi gì từ dự án đầu tư này.

Trong bối cảnh nhiều dòng sông đang bị cạn kiệt, ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân, các hoạt động phát triển kinh tế, môi trường và đang là vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay, ĐBQH Cầm Thị Mẫn kiến nghị Chính phủ trước mắt phải khẩn trương có giải pháp đầu tư nguồn lực để cải thiện, phục hồi các dòng sông cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là hệ thống các sông thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng như: Bắc Hưng Hải, Ngũ Huyện Khê, Nhuệ-Đáy… và hạ lưu các dòng sông ở các địa phương đã, đang xây dựng các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất…

Đối với quy định về thuế, phí tài nguyên nước, tại khoản 2, Điều 68 nêu rõ: “Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, giá và phải căn cứ các yếu tố: mục đích sử dụng, mức độ khan hiếm, mức độ căng thẳng của tài nguyên nước, điều kiện khai thác và đặc điểm kinh tế - xã hội trong khu vực”. Tuy nhiên, trong dự thảo luật chưa quy định như thế nào là mức độ căng thẳng của tài nguyên nước, cũng không giao quy định chi tiết nội dung này. Vì vậy, đại biểu đề nghị xem xét bổ sung vào điều luật về giải thích từ ngữ để làm rõ quy định về “mức độ căng thẳng của tài nguyên nước” bảo đảm tính khả thi.

Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở
Ý kiến đại biểu

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tập trung quan tâm đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại khu vực này.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành
Ý kiến đại biểu

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành

Theo ĐBQH Nguyễn Phi Thường, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ khắc phục được những bất cập của Luật Thủ đô năm 2012; qua đó, giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn đã kéo dài trong thời gian qua.

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô

Góp ý vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Nguyễn Anh Trí thống nhất với quan điểm phát triển trục sông Hồng để sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô về sự phân bổ hài hòa các không gian về sinh thái, văn hóa, lịch sử, đô thị hiện đại...

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ, ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp...

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng
Ý kiến đại biểu

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng

Theo ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) với quy định về việc tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giải quyết được nhu cầu của người dân về không gian văn hóa cộng đồng, không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm và phát triển hài hòa ở đô thị hai bên sông.

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô

Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang) hoàn toàn ủng hộ quan điểm phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao của Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. Đồng thời, hoàn thiện các biện pháp đặc thù để Khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển bền vững và có bước đột phá sau khi được chuyển giao về UBND thành phố quản lý.

ĐBQH Khương Thị Mai
Ý kiến đại biểu

HĐND thành phố Hà Nội được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô

Theo ĐBQH Khương Thị Mai (Nam Định), với tính chất, yêu cầu, vị trí đặc biệt quan trọng, cần phải chú trọng đầu tư, phát triển Thủ đô Hà Nội như một đô thị đặc biệt, một đơn vị hành chính đặc biệt. Việc phân cấp, phân quyền cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), HĐND thành phố sẽ được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô.

ĐBQH Phan Đức Hiếu
Ý kiến đại biểu

Quỹ đất sau di dời sẽ sử dụng vào xây dựng không gian công cộng và văn hoá

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình), các cơ quan, cơ sở, đơn vị sau khi di dời thì quỹ đất còn lại sẽ sử dụng vào mục đích xây dựng không gian công cộng và văn hóa. Đặc biệt, những không gian công cộng này sẽ có nhiệm vụ "phát huy giá trị văn hóa và du lịch” và tuyệt đối không được sử dụng làm chức năng để ở.

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính
Ý kiến đại biểu

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính

Theo ĐBQH Phạm Văn Hoà, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mở rộng các lĩnh vực mà HĐND thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và áp dụng trên toàn thành phố, không phân biệt nội thành, ngoại thành là hết sức cần thiết, phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn đặt ra.

ĐBQH Trần Chí Cường
Ý kiến đại biểu

Nâng cao chất lượng HĐND thành phố trước yêu cầu của thực tiễn

Theo ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng, việc dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố từ 95 lên 125 đại biểu và tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách lên ít nhất 25% là căn cứ quan trọng để nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND thành phố đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Góp ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) cho rằng, một số chính sách liên quan đến giáo dục trong dự thảo Luật cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện. Trong đó, cần làm rõ các nội dung xoay quanh các cơ sở giáo dục chất lượng cao hay việc thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài.

Phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ của Thủ đô

Theo ĐBQH Tạ Đình Thi, các quy định về chính sách phát triển khoa, học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước hoàn thiện rất đáng kể, bổ sung và cụ thể hóa nhiều nội dung trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các ĐBQH. Đặc biệt,đây là các nội dung chính sách thực sự có tính vượt trội và đột phá.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội)
Ý kiến đại biểu

Hà Nội cần tập trung giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông

Tham gia đóng góp ý kiến vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, thành phố cần phải sớm tập trung giải quyết nút thắt lớn nhất hiện nay là tình trạng ùn tắc giao thông.

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Ý kiến đại biểu

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược bãi bỏ một số quy định về hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định, xác nhận nội dung về thông tin, quảng cáo thuốc cần được tính toán cẩn trọng, vì chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm rất khó kiểm soát. Đề nghị bổ sung các quy định, chế tài cụ thể kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn thị trường thuốc kinh doanh qua các hệ thống quầy thuốc…

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững
Diễn đàn Quốc hội

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững

PHẠM THÚY CHINH- Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy lần này nhằm thể chế hóa các định hướng, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, nông thôn; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”
Ý kiến đại biểu

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Thức (Thanh Hóa) đề nghị, cần bổ sung giải thích từ ngữ đối với cụm từ “địa điểm khảo cổ” bởi cụm từ này được sử dụng trong nhiều nội dung khác nhau. Nếu không giải thích rõ ngay trong Luật sẽ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực thi.

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Ý kiến đại biểu

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

Thảo luận tại hội trường chiều 26.6 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) đề nghị, việc kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử cần phải được rà soát, quy định chặt chẽ để kiểm soát và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của người dân.