Dạy và học ngoại ngữ ở bậc Đại học: Góc nhìn từ thực tiễn

Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc gia: "Dạy và học ngoại ngữ ở bậc Đại học: Góc nhìn từ thực tiễn LEHE 2023".

Hội thảo Khoa học Quốc gia:

Xuất phát từ quan điểm dạy và học ngoại ngữ gắn với thực tiễn - một trong những mục tiêu hàng đầu trong giảng dạy, Ban tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia LEHE 2023 hướng tới những vấn đề thiết thực nhất trong giảng dạy ngoại ngữ ở bậc đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu của thị trường lao động ở thời đại mới.

LEHE 2023 đã thực sự trở thành điểm trao đổi học thuật ý nghĩa cả về mặt thực tiễn và lý luận cho hơn 200 khách mời từ các trường Đại học và các cơ sở giáo dục trong nước. Đặc biệt, với sự hiện diện và chia sẻ của diễn giả khách mời là PGS,TS. Nguyễn Thị Mai Hương - Giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội trong bài tham luận về chủ đề: “Humanizing Language Education: Finding the balance between Technology-led and Pedagogy-led teaching”, các nhà giáo, nhà nghiên cứu càng khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc ứng dụng tư liệu thực tế, kết hợp công nghệ vào giảng dạy ngoại ngữ nhằm thiết thực hóa hoạt động dạy và học cũng như theo kịp với những thay đổi trong yêu cầu của thời đại công nghệ mới.

Hội thảo Khoa học Quốc gia:

Hội thảo Khoa học Quốc gia:

LEHE 2023 với 03 phiên chuyên đề, 12 báo cáo tham luận bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Việt, các diễn giả đã trao đổi sôi nổi về những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ học; ứng dụng công nghệ và các công cụ trực quan trong dạy học ngoại ngữ, để cùng chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất cho công tác giảng dạy ngoại ngữ của mình.

Hội thảo Khoa học Quốc gia:

Với sự thành công của Hội thảo Khoa học quốc gia LEHE 2023, Trường Đại học Thương mại với vai trò chủ trì, mong muốn giữ vững và phát triển sự hợp tác với các trường đối tác; đồng thời tiếp tục khẳng định uy tín của LEHE trong tương lai.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.