Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Biden và Trump: Những điều được quan tâm

Tối 27.6 giờ địa phương (sáng 28.6 giờ Việt Nam), Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình trong khuôn khổ cuộc đua vào Nhà Trắng 2024. Đây sẽ là màn tái ngộ đầu tiên giữa hai cựu đối thủ và lần này sẽ có những quy định đặc biệt mới để cuộc tranh luận diễn ra suôn sẻ.

Sẽ có bao nhiêu cuộc tranh luận trực tiếp?

Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đồng ý sẽ tham gia hai cuộc tranh luận trước ngày bầu cử vào tháng 11. Đây sẽ là những cơ hội quan trọng đối với cả hai ứng cử viên để thuyết phục những cử tri còn do dự vì các cuộc thăm dò trên phạm vi toàn quốc cho thấy họ đang có tỷ lệ ủng hộ gần như ngang bằng nhau.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Biden và Trump: Những điều được quan tâm -0
Ứng cử viên Biden và Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp năm 2020. Ảnh: AFP

Cuộc tranh luận thứ nhất, diễn ra vào tối 27.6 và cuộc thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 10.9.

Có những ai tham gia?

Cuộc tranh luận sẽ chỉ có hai ứng cử viên là Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Donald Trump tham gia.

Tất cả các ứng cử viên không thuộc hai đảng lớn, bao gồm ứng cử viên Robert F. Kennedy Jr., đều không đủ điều kiện. Kết thúc thời hạn chót là ngày 20.6, ông Kennedy đã không đáp ứng được các yêu cầu về quyền bỏ phiếu và thăm dò ý kiến do CNN đặt ra. Theo quy định của CNN, các ứng cử viên cần giành được ít nhất 15% sự ủng hộ trong bốn cuộc thăm dò toàn quốc và có tên trên lá phiếu ở đủ số tiểu bang để có thể giành được 270 phiếu bầu tại đại cử tri đoàn - ngưỡng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.

Cuộc tranh luận diễn ra ở đâu và ai điều hành?

Cuộc tranh luận đầu tiên sẽ ra tại diễn trường quay Atlanta của đài truyền hình CNN. Hai dẫn chương trình nổi tiếng của CNN là Jake Tapper và Dana Bash chịu trách nhiệm dẫn dắt cuộc tranh luận. Người điều hành "sẽ sử dụng tất cả các công cụ theo ý của họ để thực thi thời gian và bảo đảm một cuộc thảo luận văn minh".

Ông Biden và Trump đã nhất trí tổ chức thêm một cuộc tranh luận nữa, do ABC News tổ chức vào ngày 10.9.

Có những quy định đặc biệt nào?

Cuộc tranh luận trực tiếp năm nay sẽ tuân theo các hướng dẫn và quy tắc nghiêm ngặt hơn so với các cuộc tranh luận năm 2020. Các biện pháp này nhằm tránh tình trạng gián đoạn và giữ cho cuộc tranh luận diễn ra một cách văn minh, lịch sự.

Cụ thể, cuộc tranh luận ở Atlanta sẽ không có khán giả trực tiếp tại trường quay và khi một người nói, micro của người còn lại sẽ bị tắt tiếng. Những quy định này để tránh bị cuộc tranh luận bị gián đoạn bởi tiếng reo hò hay chế giễu từ khán giả, cũng như việc các ứng viên tranh cãi qua lại – những điều đã ảnh hưởng đến các cuộc tranh luận hồi năm 2020.

CNN, đơn vị tổ chức tranh luận cho biết những người điều hợp "sẽ sử dụng tất cả các công cụ mà họ có để bảo đảm thời lượng cho phép và đảm bảo cuộc tranh luận lịch sự".

Ngoài ra, sẽ không có phát biểu mở đầu và cuộc tranh luận dài 90 phút sẽ bắt đầu với phần trả lời cho câu hỏi đầu tiên. Mỗi ứng cử viên sẽ có hai phút để trả lời một câu hỏi. Ứng cử viên kia sẽ có một phút để phản biện, sau đó là phần trả lời phản biện kéo dài một phút. Thời gian một phút còn lại sẽ được tùy nghi sử dụng theo ý của người điều hành. Đèn đỏ sẽ nhấp nháy khi thời gian chỉ còn năm giây và đèn sẽ bật đỏ khi hết thời gian.

Các ứng cử viên sẽ không được đem theo đạo cụ hay ghi chú viết sẵn lên sân khấu. Mỗi người sẽ được phát một cây viết, một tập giấy và một chai nước.

Ông Biden đứng trên bục diễn văn bên phải và ông Trump đứng bục bên trái màn hình – việc sắp xếp này được quyết định khi tung đồng xu, ông Biden thắng và là người được chọn bên.

Cuộc tranh luận sẽ kết thúc với phát biểu kết luận của mỗi ứng cử viên. Ông Biden sẽ nói trước, sau đó là ông Trump – việc này cũng đã được quyết định trong lần tung đồng xu quyết định vị trí đứng.

Cuộc tranh luận sẽ kéo dài bao lâu?

Sự kiện sẽ kéo dài 90 phút và bao gồm hai lần nghỉ giải lao. CNN cho biết các ứng cử viên sẽ không được tiếp xúc với các nhân viên ban vận động tranh cử của họ trong thời gian nghỉ giải lao, điều này ngăn cản tổng thống và cựu tổng thống nhận phản hồi từ các trợ lý trong cuộc tranh luận kéo dài một tiếng rưỡi.

Những chủ đề nào được trông chờ?

Cuộc tranh luận này dự kiến sẽ thu hút hàng chục triệu người xem trong năm bầu cử mà nhiều cử tri cho biết họ vẫn còn lưỡng lự và chưa thấy thuyết phục.

Cả hai ứng cử viên có thể sẽ phải đối mặt với các câu hỏi và ý kiến về các vấn đề như: nền kinh tế, nhập cư cũng như tuổi tác, tình trạng sức khỏe cũng như các cáo buộc mà họ phải đối mặt.

Đối với ông Biden, các vấn đề chính sẽ là: phá thai, dân chủ và kinh tế.

Đối với ông Trump, các vấn đề chính sẽ là: nhập cư, an ninh công cộng và lạm phát.

Thế giới 24h

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.