Cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền máu

Được đánh giá là đã làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền máu tại Việt Nam, cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng KHCN nhằm bảo đảm an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu và bảo đảm đủ máu dự trữ cho điều trị” của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã được Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN lần thứ 5.

Ứng dụng, cải tiến nhiều thành tựu công nghệ hiện đại của thế giới

Đồng tác giả của Cụm công trình, PGS.TS Bùi Thị Mai An cho biết, Cụm công trình đã hoàn thành xuất sắc 1 dự án thử nghiệm cấp nhà nước và 3 nhiệm vụ khoa học cấp bộ. Trước hết, các nhà khoa học đã xây dựng và sản xuất được các sản phẩm trong nước (bộ hồng cầu mẫu, panel hồng cầu) riêng có, đặc thù cho người Việt Nam và có chất lượng quốc tế. Các sản phẩm này được sản xuất với quy mô công nghiệp bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phục vụ cho Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cũng như hơn 100 bệnh viện khác triển khai các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu, giúp người bệnh giảm số lần vào viện, số lần truyền máu, số lần thải sắt, giảm các tai biến truyền máu, mang lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội cho người bệnh.

PGS.TS Bùi Thị Mai An Ảnh: T. Cường
PGS.TS Bùi Thị Mai An                                                                     Ảnh: T. Cường

Đồng thời, việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ KHCN cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng nguồn người hiến máu dự bị ổn định, bền vững cho vùng sâu, biên giới, hải đảo” có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đã xây dựng được mô hình cung cấp máu an toàn cho vùng sâu, cùng xa, biên giới và hải đảo. Đây cũng là mô hình cung cấp máu riêng có và rất đặc thù của Việt Nam. Việc bảo đảm cung cấp máu an toàn cho quân và dân tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn có một ý nghĩa rất quan trọng là giúp họ yên tâm bám đất, bám biển để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Ngoài ra, các nhà khoa học của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cũng đã hoàn thành nhiệm vụ KHCN cấp bộ “Ứng dụng kỹ thuật NAT để phát hiện sớm sự có mặt của hệ gene virus HIV, HCV của người cho máu” với giá trị thực tiễn cao, đã góp phần rất quan trọng trong việc phòng lây nhiễm HIV, HBV, HCV qua đường truyền máu.

Đáng chú ý, Cụm công trình có nhiều sáng tạo và cải tiến phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, chẳng hạn, các nhà khoa học đã xây dựng và sản xuất được bộ hồng cầu mẫu và panel hồng cầu mang tính đặc thù của người Việt Nam, chất lượng cao tương đương với chất lượng quốc tế. Bộ hồng cầu mẫu và panel hồng cầu này được sản xuất với một công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Thông qua nghiên cứu, chúng ta đã sản xuất được dung dịch nuôi dưỡng và bảo quản hồng cầu thay cho việc phải mua sản phẩm này của nước ngoài với giá đắt gấp 10 lần, tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho đất nước.

Ngoài ra, rất nhiều công nghệ tiên tiến trong công trình đã được ứng dụng để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu, phục vụ tốt nhất cho người bệnh như công nghệ NAT để hạn chế tối đa sự lây truyền HIV, viêm gan B, viêm gan C… qua đường truyền máu; công nghệ gạn tách các thành phần máu từ các hệ thống máy tách tế bào tự động để phục vụ cho việc triển khai một số phương pháp điều trị tiên tiến như ghép tế bào gốc, ghép tạng, mổ tim…

Xây dựng ngân hàng máu sống

 Để giải quyết tình trạng thiếu máu, cần có đủ nguồn người hiến máu an toàn trong tương lai. Tới đây, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu nhân đạo sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời chú trọng hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe cho người hiến máu, trân trọng và tôn vinh họ để họ tiếp tục hiến máu trong tương lai. - PGS.TS Bùi Thị Mai An

Đặc biệt, trong quá trình triển khai Cụm công trình, các nhà khoa học sáng tạo trong việc xây dựng “ngân hàng máu sống” tại vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo, Đây là một mô hình riêng có của Việt Nam. Các nhà khoa học đã xây dựng lực lượng hiến máu dự bị tại chỗ mà mỗi thành viên của lực lượng này là một ngân hàng máu sống để có thể hiến máu kịp thời, cung cấp cho việc điều trị người bệnh. Đây là một mô hình cung cấp máu an toàn để bảo đảm có đủ máu cung cấp cho người bệnh khi cần truyền máu cấp cứu, đồng thời cũng giúp người dân tại các vùng đó yên tâm giữ đất, bám biển bảo vệ Tổ quốc.

Theo PGS.TS Bùi Thị Mai An, việc xây dựng thành công được mô hình“ngân hàng máu sống” có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn. Thuận lợi là có được sự ủng hộ, vào cuộc của địa phương, lòng nhân ái vì cộng đồng của rất nhiều người dân. Nhưng khó khăn thứ nhất là việc đi lại có nhiều cản trở. Ví dụ, việc đi ra đảo không phải lúc nào cũng thuận lợi vì phụ thuộc vào thời tiết, phương tiện. Để xây dựng được một lực lượng hiến máu dự bị tại chỗ, các bác sĩ đã phải nhiều lần đi lại, thậm chí “nằm vùng” hàng tháng để tuyên truyền tới cán bộ lãnh đạo địa phương và từng người dân về ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng “ngân hàng máu sống”. Chưa kể, khi đã xây dựng thành công lực lượng hiến máu dự bị tại địa phương, khó khăn vẫn tồn tại do người hiến máu dự bị vì lý do nào đó không có mặt khi người bệnh cần máu.

Tình trạng thiếu máu những năm trước thời gian gần đây đã được cải thiện rõ rệt. Hiện nay Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có đủ máu và chế phẩm cung cấp cho trên 150 bệnh viện thuộc khu vực phía Bắc, kể cả các tỉnh biên giới. Thành quả này có được là nhờ phong trào hiến máu nhân đạo, tinh thần sẵn sàng hiến máu cứu người phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân và nhờ những chiến dịch rất giàu lòng nhân ái như “Lễ hội Xuân hồng” được tổ chức ngay sau dịp Tết Nguyên Đán và “Hành trình đỏ” được tổ chức vào dịp hè. Đặc biệt, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã xây dựng được một câu lạc bộ nhóm máu hiếm và một “ngân hàng người hiến máu có nhóm máu hiếm” để cung cấp kịp thời những đơn vị máu hiếm cho bệnh nhân thuộc nhóm này.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.