CPTPP - bước đà quan trọng để xuất khẩu cá tra cất cánh

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là bước đà quan trọng để ngành thủy sản “cất cánh”, trong đó có cá tra. Bên cạnh động lực từ các hiệp định thương mại tự do, muốn phát triển bền vững ngành hàng cá tra cần tiếp tục nghiên cứu thị trường, quan tâm đến con giống, nguồn vốn, ứng dụng khoa học công nghệ và tính liên kết bền vững giữa các bên tham gia.

Động lực từ CPTPP

Bà Thu Hằng, chuyên gia thị trường cá tra của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng và đa dạng thị trường, đưa thủy sản Việt Nam nói chung, cá tra nói riêng tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Trong đó, CPTPP được coi là bước đà quan trọng để ngành thủy sản, trong đó có cá tra, “cất cánh”.

Ngành hàng cá tra hướng đến sự phát triển bền vững.Nguồn:ITN
Ngành hàng cá tra hướng đến sự phát triển bền vững. Nguồn:ITN

Sau 5 năm thực thi (từ 2019), CPTPP đã mở ra cơ hội cho xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này. Giai đoạn 2019 - 2023, thế giới biến động phức tạp, các lệnh phong tỏa vì Covid-19, các lệnh cấm vận do chiến tranh, xung đột trên đường vận tải tạo nhiều thách thức cho cá tra Việt Nam trong hành trình đến gần hơn với các quốc gia trong khối CPTPP. Tuy nhiên, nếu so sánh với các thị trường khác, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang CPTPP vẫn ở mức chấp nhận được trong tình hình sụt giảm chung.

Trong CPTPP, các đối tác cơ bản xóa bỏ và cắt giảm thuế về 0% ngay khi FTA có hiệu lực với hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, bao gồm cá tra. Năm 2024, khi lượng tồn kho do nhập khẩu ồ ạt vào năm 2022 dần cạn kiệt, xuất khẩu cá tra bắt đầu hồi phục và khởi sắc ở một số thị trường, trong đó có khối CPTPP.

Khối thị trường CPTPP chủ yếu tiêu thụ phile cá tra đông lạnh từ Việt Nam. Số liệu của hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm này sang CPTPP đạt gần 89 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 87% tỷ trọng, và chiếm 15% trong tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm phile cá tra đông lạnh Việt Nam sang các thị trường.

Xuất khẩu các sản phẩm cá tra khác sang khối CPTPP cũng ghi nhận tăng trưởng. Hết tháng 5.2024, giá trị xuất khẩu cá tra cắt khúc nguyên con đông lạnh/nguyên con xẻ bướm, bong bóng cá tra... mã HS 03 (trừ cá mã HS 0304) đạt 9 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ, chiếm 9% tỷ trọng và chiếm 7% trong tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm này sang các thị trường. Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang khối CPTPP đạt gần 5 triệu USD tăng 55% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 5% tỷ trọng và chiếm 37% trong tổng cá tra giá trị gia tăng Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường.

Nửa đầu tháng 6.2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt 12 triệu tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến ngày 15.6.2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang khối thị trường CPTPP đạt 114 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, Mexico là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam với giá trị 31 triệu USD, tăng 7%; Nhật Bản nhập khẩu 18 triệu USD, tăng 35%; Canada nhập khẩu 18 triệu USD, tăng 15%...

6 tháng cuối năm 2024, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP dự kiến sẽ tiếp đà tăng khi giá cả và nhu cầu đang dần ổn định. VASEP nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh, nghiên cứu những lợi ích mà FTA này mang lại về mặt thuế quan để nắm bắt thời cơ, gia tăng xuất khẩu.

Để ngành hàng cá tra phát triển bền vững

Theo số liệu thống kê của VASEP, xuất khẩu cá tra đang trên đà phục hồi, kim ngạch xuất khẩu cá tra ước tính tháng 6.2024 đạt 166 triệu USD, tăng 24,2% so cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 922 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ.  

Giá cá tra nguyên liệu bình quân 6 tháng đầu năm 2024 khoảng 27.700 đồng/kg, tuy thấp hơn cùng kỳ khoảng 1.000 đồng/kg, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức giá khoảng 26.000 đồng/kg tại thời điểm cuối năm 2023. Hiện, người nuôi đã có lãi nên đã thu hoạch cá phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu dẫn đến sản lượng cá tra tăng khá trong 6 tháng đầu năm 2024.

Dù có những tín hiệu khả quan nhưng ngành hàng cá tra vẫn còn nhiều khó khăn về vốn, con giống, quy trình nuôi; quy trình chế biến - bảo quản; chính sách dành cho ngành hàng… Đặc biệt, những năm gần đây, thị trường vẫn là yếu tố quyết định để ngành hàng cá tra phát triển ổn định, bền vững.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt Doãn Tới chia sẻ, nếu ngành hàng cá tra tránh được tình trạng cung - cầu bất nhất thì sẽ phát triển rất tốt. Muốn vậy, phải tổ chức nuôi theo quy hoạch, có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên tham gia để tránh được tình trạng nuôi nhiều nhưng không bán được.

Năm 2024, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đặt mục tiêu thả nuôi 5.700ha cá tra, sản lượng 1,7 triệu tấn. Để có được sản lượng này, yếu tố con giống đóng vai trò quyết định, bởi trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc cho cá tra sinh sản nhân tạo, ương dưỡng là rất khó khăn. Tình trạng biến đổi khí hậu trở thành thách thức đối với những người tham gia ngành hàng cá tra. Hiện, tỷ lệ ương dưỡng giống đạt thấp.

VASEP nhận định, để thích ứng với biến đổi khí hậu, doanh nghiệp lẫn ngư dân đã tăng dần hàm lượng khoa học công nghệ vào sản xuất; từ phụ thuộc vào thiên nhiên (là chủ yếu) chuyển sang nuôi cá trong nhà màng, nhà kính; cho cá sinh sản nhân tạo và họ đã thành công.

“Thị trường, con giống, khoa học - công nghệ đã từng bước được giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề cần nhất của ngành cá tra hiện nay là vốn, thị trường thuốc thú y thủy sản; giá thức ăn thủy sản và sự liên kết bền chặt giữa các bên tham gia. Chúng ta có thị trường, con giống tốt nhưng giá thức ăn, thuốc thú y thủy sản tăng mãi, ngân hàng hỗ trợ vốn không kịp thời thì rất khó phát triển”, bà Thu Hằng, chuyên gia thị trường cá tra của VASEP nói. 

Để ngành hàng cá tra phát triển ổn định, bền vững, vấn đề liên kết “5 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, ngân hàng và nhà nông) là hết sức quan trọng. Sự liên kết này phải trên tinh thần “thượng tôn pháp luật” mà trong đó, doanh nghiệp và ngư dân phải đi đầu. Theo bà Thu Hằng, yếu tố quyết định để ngành hàng cá tra phát triển bền vững là thị trường, con giống, vốn, khoa học - công nghệ và tính liên kết bền vững giữa các bên tham gia. Thực hiện được như vậy thì mới hy vọng ngành hàng cá tra thoát khỏi tình trạng khó khăn như hiện nay". 

Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

Đồng bộ và quyết liệt
Kinh tế

Đồng bộ và quyết liệt

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã đề nghị các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tiếp tục huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Ảnh
Kinh tế

Điều chỉnh chính sách để tránh “bảo hộ ngược”

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, đặc biệt là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang có xu hướng tràn vào Việt Nam, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống “có thể tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với hàng hóa nhập khẩu khác và hàng sản xuất trong nước”, thậm chí là “bảo hộ ngược”. Do vậy, cơ quan này đã có điều chỉnh.

AMH
Kinh tế

“Ba cùng” với nông dân xây dựng mô hình IPHM

Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Cán bộ kỹ thuật đã “ba cùng” với nông dân để xây dựng các mô hình IPHM, giúp bà con hiểu hơn về sự cần thiết cũng như lợi ích của các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và áp dụng.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

Đại diện BIDV và Trung tâm PVHCC TP. Hà Nội ký kết hợp tác triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố
Doanh nghiệp

Hợp tác BIDV - Trung tâm PVHCC thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội (Trung tâm PVHCC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng về thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các thủ tục hành chính trên nền tảng số.