Công tác đào tạo nhân lực du lịch

Còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu

Nhân lực vừa yếu lại vừa thiếu chính là thực trạng mà ngành du lịch đang phải trải qua. Những lỗ hổng về ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ, kỹ năng giao tiếp… đã bộc lộ đúng thời điểm mà ngành “công nghiệp không khói” cần tăng tốc. 

Thiếu nhân lực trở thành nỗi lo

Báo cáo của Tổng cục Du lịch cho thấy, Việt Nam thuộc top ngành du lịch mất nhiều việc làm nhất do đại dịch Covid-19. Lực lượng lao động có thâm niên 5 - 10 năm đã chuyển nghề là 44%, lao động sau đại học chuyển nghề tới 90%.

Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á cho biết, tuyển và đào tạo một nhân sự cứng, có thể đảm nhận được các yêu cầu theo các vị trí việc làm tại một khách sạn, doanh nghiệp lữ hành mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm, cho nên việc bổ sung lượng lớn lao động thất thoát do dịch không phải chuyện thực hiện trong một sớm một chiều.

Cần tận dụng chính sách đào tạo lại -0
Du lịch đang một trong những ngành thiếu nhân lực nhất. Ảnh ITN

Không chỉ với các nhà hàng, khách sạn, "bài toán" nhân lực cũng khiến các doanh nghiệp lữ hành đau đầu. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ họ đã đặt kế hoạch phải tuyển dụng nhân sự ổn định, lấp đầy các chỗ trống trước thời điểm cuối năm 2022, nhưng cho đến nay, đã qua quý 1.2023, chỉ tiêu chỉ đạt khoảng 60%. Tại một số doanh nghiệp, nhân viên phải đảm trách nhiều vị trí một lúc. Ở những vị trí không quan trọng phải tuyển dụng lực lượng lao động bán thời gian, thời vụ để ứng phó thời gian cao điểm.

Không chỉ thiếu về số lượng, chất lượng nhân lực của ngành khách sạn cũng còn hạn chế, nhất là về ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kinh nghiệm thực tế. Bà Trần Thị Việt Hương, Giám đốc Nhân sự công ty Du lịch Vietravel cho biết, tại Vietravel 90% lực lượng ứng viên mới tốt nghiệp đều cần đào tạo lại để có thể thích ứng dần với công việc. Kỹ năng giao tiếp và xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc với khách hàng, với đồng nghiệp của một số ứng viên còn nhiều hạn chế. Năng lực ngoại ngữ và thái độ làm việc chưa đạt như kỳ vọng.

"Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận sinh viên ở các trường trong nước, sinh viên nước ngoài. Nhưng học sinh nước ngoài sẽ khó hơn vì thói quen văn hóa, lối sống nước ngoài thường không đáp ứng được áp lực khi làm việc ở Việt Nam. Còn sinh viên trong nước mới ra trường thì không quá khó khăn, vì các bạn như tờ giấy trắng", bà Hương nói.

Linh hoạt và đổi mới phương thức đào tạo

Nói về những khó khăn, bà Hương cũng chia sẻ, thực tế cho thấy, để có thể triển khai thành công các chương trình đào tạo, doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí, nhân lực và thời gian tương xứng thì việc đào tạo mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc tuân thủ cam kết làm việc tại công ty sau thời gian đào tạo của nhân sự chưa được thực hiện nghiêm túc. Trong một số hoàn cảnh, Vietravel vô hình trung trở thành cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị khác.

Từ phía doanh nghiệp, Giám đốc Nhân sự Công ty Du lịch Vietravel cũng mong các cơ sở đào tạo cần không ngừng cập nhật xu thế phát triển du lịch, quan tâm đổi mới chương trình theo hướng hội nhập quốc tế, lồng ghép vào chương trình đào tạo các tiêu chuẩn nghề.

Cần tận dụng chính sách đào tạo lại -0
Không dễ để đào tạo được nhân sự có kỹ năng tốt ở ngành du lịch. Ảnh ITN

"Các đơn vị cần chú trọng đào tạo lý thuyết gắn kết với thực hành, nâng cao yêu cầu về kỹ năng nghề, kỹ năng xử lý tình huống và ưu tiên kỹ năng giao tiếp thông thạo bằng ngoại ngữ", bà Trần Thị Việt Hương chia sẻ.

Cùng chung nhận định, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel Holdings nêu quan điểm, khách đi du lịch hiện nay mong muốn có nhiều dịch vụ trải nghiệm theo hướng “không chạm”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, nhân sự ngành du lịch rất cần có kỹ năng sử dụng thành thạo các ứng dụng số hóa, nhạy bén với các xu hướng của mạng xã hội. Doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo cần chủ động bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân sự bằng nhiều cách như tổ chức đào tạo ngay từ khi mới tuyển dụng hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo nâng cao, chuyên sâu cho từng vị trí việc làm phù hợp.

Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết, tháng 3.2022, khi TP. Hồ Chí Minh sẽ mở cửa du lịch, đón khách quốc tế thì ngành du lịch lại không có đủ nhân lực có năng lực để phục vụ. Ngay sau đó, Sở Du lịch đã kết nối các đơn vị liên quan, nhằm lên kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực đang thiếu hụt.

"Các đơn vị cần đào tạo như thế nào để nhân sự ra trường là đi làm được ngay, không cần doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu nữa. Chúng ta cần định hướng đào tạo như thế nào để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, lâu dài trong thời gian sắp tới", bà Hiếu nói.

Cũng theo bà Hiếu, dự đoán, ngành quản trị du lịch và lữ hành sẽ phát triển, mang nhiều tín hiệu tích cực trong thời gian tới.

Với số liệu thống kê, trung bình một cơ sở đào tạo chỉ cung cấp được khoảng 75 lao động có tay nghề cao trong ngành du lịch. Sắp tới, ngành quản trị du lịch và lữ hành trở thành ngành công nghiệp thứ 6. Vậy nên cần hướng nghiệp cho các em từ những năm trung học.

Đời sống

Từ 1.8, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân Nguồn: Bảo hiểm xã hội Đồng Nai
Đời sống

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích

Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2024, người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua tài khoản cá nhân đạt tỷ lệ 75% tại khu vực đô thị, BHXH tỉnh Đồng Nai đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, cũng như tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ qua tài khoản ngân hàng.

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG.
Đời sống

Cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trước tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp trên thị trường và qua không gian mạng. Trong đó, có cả thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng… Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG cho rằng: cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới theo hướng quy định rõ cấm hay cho phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá thế hệ mới. Đồng thời, cần quy định rõ về chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, bao gồm cả xử lý hành chính và xử lý hình sự; mức định lượng sản phẩm nhập lậu để xử lý hành chính, hình sự…