Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri huyện Hoài Đức

Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp phát triển

Tiếp xúc cử tri huyện Hoài Đức trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XIV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ bày tỏ mong muốn ngành giáo dục huyện phấn đấu là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục của thành phố cũng như của cả nước. Đồng thời nhấn mạnh: Huyện cần quan tâm hơn đến cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển để tăng nguồn thu cho địa phương trong thời gian tới.

Quan tâm hơn đến công tác quy hoạch

Tại cuộc tiếp xúc, nhiều cử tri đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Trung ương và thành phố trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã đạt được kết quả tốt đẹp, cơ bản khống chế thành công dịch bệnh. Đồng thời, phản ánh, kiến nghị nhiều nội dung. Cử tri Phạm Gia Lộc, thị trấn Trạm Trôi cho rằng việc xác định giá đất làm căn cứ bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất còn thấp so với giá thực tế trên thị trường, dẫn đến sự thiếu đồng thuận của một số hộ dân khi bị thu hồi đất, khiến việc triển khai một số dự án phải thu hồi đất kéo dài, phát sinh đơn thư khiếu nại tố cáo, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Cử tri kiến nghị ngành chức năng và chính quyền cần có giải pháp nhằm tháo gỡ “nút thắt” của việc thu hồi đất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên.

Toàn cảnh buổi TXCT của Đoàn ĐBQH thành phố tại huyện Hoài Đức
Toàn cảnh buổi TXCT của Đoàn ĐBQH thành phố tại huyện Hoài Đức

Với vị trí là huyện ngoại thành nhưng có nhiều điều kiện phát triển theo hướng đô thị hiện đại trong tương lai gần, theo cử tri Vương Văn Lâm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: Tới đây, khi huyện phát triển lên quận với xu hướng đô thị hóa và dân số tăng nhanh sẽ dẫn đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp như các quận nội thành khác. Cử tri kiến nghị thành phố sớm quy hoạch thêm hệ thống trường, lớp trên địa bàn. Đại diện ngành giáo dục của huyện cũng nêu hiện trạng các xã ngoài bãi ven sông Đáy cơ sở vật chất trường học đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu dạy và học nhưng không được xây dựng mới do vướng mắc bởi quy hoạch các vùng phân lũ. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân vùng bãi, cử tri kiến nghị thành phố sớm cho quy hoạch xây dựng thêm trường trung học, tiểu học và mầm non đối với các xã vùng bãi sông Đáy…

Cũng liên quan đến vấn đề quy hoạch, cử tri Nguyễn Huy Hoàng, xã An Thượng nêu thực tế mặt bằng phục vụ phát triển các khu cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và bảo đảm môi trường. Vì vậy, kiến nghị thành phố tiếp tục cho phép huyện quy hoạch, phát triển thêm một số cụm, điểm công nghiệp mới phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.  

Theo Phó trưởng Phòng Tài chính huyện Nguyễn Thị Thuyên, với đề án khi lên quận phải đạt một trong các tiêu chí bảo đảm cân đối thu chi ngân sách địa phương. Nhưng đến nay, thu thường xuyên của huyện chưa đạt. Hiện, trên địa bàn có 3.540 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 106 doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn huyện nhưng kê khai nộp thuế tại cục thuế thành phố và các huyện nội thành. Vì vậy, cử tri kiến nghị thành phố ủy quyền cho huyện thu thuế đối với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn và được hưởng 100% nguồn thu điều tiết về ngân sách huyện, nhằm bảo đảm tiêu chí của đề án lên quận tới đây.

Tạo cơ chế cho doanh nghiệp phát triển

Trả lời cử tri về việc sớm quy hoạch thêm các hệ thống trường, lớp trên địa bàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ cho biết: Những năm qua, ngành giáo dục huyện Hoài Đức đã có nhiều dấu ấn nổi bật với 80,5% trường đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên đều đạt chuẩn... Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố bày tỏ ý muốn ngành giáo dục huyện phấn đấu là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục của thành phố cũng như của cả nước. Bí thư Thành ủy chia sẻ, hiện nay có tình trạng các huyện ngoại thành, quận ven đô tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia nhiều hơn trong các quận nội đô, do việc xây dựng trường chuẩn công lập nội đô gặp rất nhiều khó khăn bởi quỹ đất rất hạn hẹp. Trong việc quy hoạch và xây dựng huyện lên quận tới đây, thành phố đã yêu cầu địa phương phải dành một số lượng quỹ đất nhất định để xây dựng cơ sở, thiết chế giáo dục, y tế và văn hóa. Thành phố đã đề nghị Sở Quy hoạch - Kiến trúc và huyện khi rà soát quy hoạch và xây dựng phải tính toán dành đủ quỹ đất cho các tiện ích nêu trên.

Liên quan đến kiến nghị huyện được hưởng 100% nguồn thu thuế của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn được điều tiết về ngân sách huyện, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Thu ngân sách huyện Hoài Đức tăng nhanh trong 5 năm 2015 - 2020 với tổng ngân sách cân đối trên địa bàn đạt 8.890 tỷ. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách này chưa bền vững, thu từ thuế phí lệ phí là khoảng 4.000 tỷ, thu từ đấu giá quyền sử dụng đất 4.390 tỷ đồng, chiếm 52,3% tổng số thu. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, vì vậy phải tạo lập được môi trường đầu tư kinh doanh cho không gian khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư. Huyện cần đẩy mạnh phát triển thế mạnh làng nghề để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, việc làm cho người lao động. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, trước mắt cần tăng cường giải phóng mặt bằng giao đất cho doanh nghiệp, đấu giá quyền sử dụng đất để tăng nguồn thu. Đặc biệt, cần quan tâm hơn đến cơ chế, chính sách, khuyến khích doanh nghiệp phát triển nhằm tạo nguồn thu cho địa phương trong thời gian tới - Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố nhấn mạnh.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…