Thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bài 1: Đa phần do doanh nghiệp tự tham gia đầu tư

Đa phần các dự án xã hội hóa triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương do doanh nghiệp tự tham gia đầu tư, không phải là các dự án được đầu tư từ việc thụ hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa của Nhà nước (do dự án không đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thụ hưởng theo quy định; hoặc do nhà đầu tư lo ngại khi gặp các vướng mắc về thủ tục, về đất đai...). Thời gian qua, doanh nghiệp chỉ mới tiếp cận được chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đó là một thực tế đáng chú ý được chỉ ra trong Nghị quyết HĐND của tỉnh Bình Dương về kết quả giám sát việc thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn tỉnh.

Chưatạo sự đột phá trong toàn hệ thống

Theo ghi nhận của HĐND tỉnh, thời gian qua, việc thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Cùng với kêu gọi, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án xã hội hóa, các cấp, các ngành đã tăng cường công tác quản lý nhà nước thông qua việc thẩm định, cấp phép đầu tư, xây dựng; theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các cơ sở ngoài công lập; tăng cường thanh, kiểm tra. Nhiều dự án xã hội hóa với quy mô khác nhau được doanh nghiệp quan tâm đầu tư, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp, bổ sung nguồn lực trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường... Qua đó, góp phần giảm áp lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.

Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương tổ chức Phiên giải trình tình hình và kết quả thực hiện các chính sách xã hội hóa trên địa bàn tỉnh - ẢNH PHƯƠNG CHI
Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương tổ chức Phiên giải trình tình hình và kết quả thực hiện các chính sách xã hội hóa trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Phương Chi

Bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị quyết HĐND tỉnh Bình Dương cũng thẳng thắn chỉ ra: việc huy động các nguồn lực xã hội hóa vẫn còn khiêm tốn; hoạt động đầu tư, hợp tác của khối tư nhân vào các lĩnh vực xã hội hóa bằng các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, đối tác công - tư còn đơn lẻ, chưa tạo sự đột phá trong toàn hệ thống. Kết quả thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa ngoài công lập giữa các địa phương trong tỉnh còn chênh lệch nhiều, chủ yếu tập trung tại khu vực đô thị (thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát), các huyện như Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên còn rất khiêm tốn so với nhu cầu thực tế.

Cụ thể, công tác đầu tư của một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chưa theo quy hoạch, thiếu sự ổn định, bền vững. Việc thu hút các dự án y tế tư nhân với quy mô lớn, chất lượng cao còn hạn chế; chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư. Nhiều đơn vị y tế công lập chưa phát huy tính năng động, tự chủ và trách nhiệm; mức độ thực hiện chủ trương chuyển đổi bộ phận trong từng cơ sở y tế công lập thành cơ sở xã hội hóa, cơ sở công lập tự cân đối thu chi còn chậm. Tốc độ đầu tư theo hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa còn chậm, việc thu hút xã hội hóa đối với các loại hình như thư viện, triển lãm, bảo tàng, văn hóa nghệ thuật dân tộc... còn hạn chế. Trong lĩnh vực môi trường, chưa thu hút được các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án xã hội hóa mà tỉnh đang rất cần như đầu tư xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, xử lý nước thải...

Nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai

Có một thực tế đáng chú ý Nghị quyết HĐND tỉnh Bình Dương chỉ ra: đa phần các dự án xã hội hóa triển khai thực hiện do doanh nghiệp tự tham gia đầu tư, không phải là các dự án được đầu tư từ việc thụ hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa của Nhà nước (do dự án không đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thụ hưởng theo quy định hoặc do nhà đầu tư lo ngại khi gặp các vướng mắc về thủ tục, về đất đai...). Thời gian qua, doanh nghiệp chỉ mới tiếp cận được chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc sử dụng tài sản công của các đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết còn vướng nhiều quy định, chưa có hướng dẫn cụ thể. Việc triển khai thực hiện kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa theo Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 14.6.2018 của UBND tỉnh chưa mang lại hiệu quả rõ rệt do còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai. Theo danh mục, có 361 dự án được UBND tỉnh kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa nhưng chỉ có 19 dự án (chiếm 5,9%) thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư, còn 342 dự án không thu hút được.

Trong lĩnh vực y tế, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các phòng khám, bệnh viện đã chính thức đi vào hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực (1.1.2025) phải có giấy phép môi trường. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 105/113 cơ sở y tế (chiếm hơn 90%) chưa có giấy phép môi trường, nên có nguy cơ phải ngừng hoạt động, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này đều được xây dựng, cải tạo từ việc thuê đất hoặc nhà ở dân sinh nên khi thực hiện thủ tục để xin cấp phép môi trường gặp vướng mắc vì mục đích sử dụng đất và giấy phép xây dựng đều không phù hợp với hoạt động y tế.

Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21
Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21

Chiều 30.9, tại TP. Hà Tĩnh, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 để xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chủ tọa kỳ họp.

HĐND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Cần quy định thống nhất, cụ thể

Trên thực tế, có những nghị quyết cá biệt nội dung phức tạp cần lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng; có cần phải đánh giá tác động về xã hội, về môi trường hay không... Đây là những câu hỏi chưa được trả lời, rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn. Việc có một quy định thống nhất, cụ thể về quy trình, thủ tục, trình tự ban hành nghị quyết cá biệt tại các kỳ họp HĐND hết sức cần thiết.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 18, HĐND huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng đất đai của 8 luật khác nhằm xử lý mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Nội dung Điều 245 Luật Đất đai 2024 sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương liên quan thẩm quyền HĐND tỉnh, huyện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 72 Luật Đất đai 2024 cơ bản kế thừa các quy định Luật Đất đai 2013 và đẩy mạnh phân cấp hơn trước.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tuyến đường kiểu mẫu tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc
Hội đồng nhân dân

Làm gì để sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc, xứng đáng là huyện dẫn đầu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ... Đoàn giám sát HĐND tỉnh cho biết, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025.

Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua nhiều nội dung quan trọng
Hội đồng nhân dân

Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua nhiều nội dung quan trọng

Sáng 27.9, tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc (TP. Bắc Ninh), HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) để xem xét, quyết nghị nhiều nội dung mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ theo thẩm quyền và ổn định đời sống dân sinh.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở - ảnh NGUYỄN OANH
Hội đồng nhân dân

Kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc đạt hiệu quả cao, đi đầu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ
Chuyển động

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ

Cụ thể hóa chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị thứ 55, HĐND tỉnh đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, triệt để thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão. Đây là nội dung nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cử tri, Nhân dân trong tỉnh.

Người dân huyện Vân Đồn và các thợ lặn chuyên nghiệp nghiên cứu phương án trục vớt tàu bị đắm
Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh: Sớm vực dậy, ổn định cuộc sống sau bão số 3

Bão số 3 càn quét qua địa bàn đã khiến hàng nghìn ngôi nhà tốc mái, đổ sập, hư hỏng; hàng nghìn tàu thuyền bị lật, chìm… Việc HĐND tỉnh thông qua các biện pháp hỗ trợ chi phí xây mới, sửa chữa nhà ở và hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện tàu, thuyền là nghĩa cử quan trọng cùng người dân vực dậy, ổn định cuộc sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Với hàng loạt quyết nghị quan trọng, Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa X đã kịp thời tạo cơ sở giải quyết những nội dung, công việc đột xuất trong công tác quản lý nhà nước; tiếp tục cùng toàn tỉnh tập trung tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh trong năm học 2024 - 2025
Chuyển động

Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh trong năm học 2024 - 2025

Sau khi Nghị quyết về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thông qua, dự kiến sẽ có gần 244.000 học sinh công lập là con em của gần 165.000 hộ gia đình được hưởng hỗ trợ 100% học phí trong năm học 2024 - 2025. Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 167 tỷ đồng.

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp
Chuyển động

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và UBND tỉnh cùng các cơ quan liên quan, Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã diễn ra thành công tốt đẹp. Được tổ chức trong bối cảnh địa phương vừa trải qua những thiệt hại hết sức nặng nề của siêu bão số 3, rất nhiều những chính sách, biện pháp khẩn cấp đã được quyết nghị để toàn tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn; thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển trong điều kiện thời gian còn lại của năm 2024 không còn nhiều.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp
Hội đồng nhân dân

Đảng đoàn HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36

Ngày 26.9, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36 để đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp thứ 19 (chuyên đề); đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp.