KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ THĂM TỈNH VĨNH PHÚC:
 
“Chúng ta có thể tự hào với những kết quả đã đạt được!”
Trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 2.3.1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc”. Nhìn lại chặng đường 60 năm quyết tâm và đồng lòng thực hiện lời Bác, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khẳng định: “Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có thể tự hào với những kết quả đã đạt được!”.
Khung khổ pháp lý được hoàn thiện tạo tiền đề tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm làng ngõ xóm thôn Lai Sơn, xã Cộng Hòa, huyện Tam Dương (nay là phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên). Ngày 30.3.1958. (Ảnh tư liệu)

Tình cảm, lời dạy của Bác là kim chỉ nam, là động lực to lớn!

- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh 8 lần về thăm và làm việc với Đảng bộ, Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Chuyến thăm vào ngày 2.3.1963 có điểm gì đặc biệt hơn, thưa bà?

- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và làm việc 8 lần. 

Khung khổ pháp lý được hoàn thiện tạo tiền đề tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội -0

Tôi nghe các bác, các chú kể lại rằng, mỗi chuyến thăm của Bác đều là một sự kiện vô cùng trọng đại với Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh. Những lần về thăm, Bác đều căn dặn, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Đặc biệt, cách đây vừa tròn 60 năm, nói chuyện với cán bộ, bộ đội và nhân dân tại vườn hoa thị xã Vĩnh Yên, Bác mong muốn Đảng bộ tỉnh phải “làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”. Từ đó đến nay, lời căn dặn của Người trở thành mục đích phấn đấu và phương châm hành động của toàn thể cán bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

- Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm là dịp để nhìn lại chặng đường thực hiện căn dặn của Bác. Với cương vị người đứng đầu tỉnh Vĩnh Phúc, bà đánh giá như thế nào về những kết quả đã đạt được?

- Có thể nói suốt 60 năm qua, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc luôn quyết tâm thực hiện lời Bác dặn. Quyết tâm đó được chúng tôi đã chuyển hóa thành các chủ trương đổi mới, quyết sách phù hợp, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo một cách kiên quyết và tìm tòi những cách làm đột phá đột phá, sáng tạo và hiệu quả để đưa Vĩnh Phúc phát triển toàn diện, đồng bộ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 

Trong những ngày còn chiến tranh, đội ngũ cán bộ của tỉnh chủ động tích cực tìm tòi, triển khai các giải pháp đột phá phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho Nhân dân. Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, người khởi xướng chủ trương “khoán hộ” là tiêu biểu cho tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của tập thể Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn. 

Trong phát triển kinh tế, nhất là giai đoạn sau khi tách tỉnh, Vĩnh Phúc đề ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư có uy tín trên thế giới đến với tỉnh. Môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh liên tục được cải thiện.

Năm 2022 vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,54%. Đây là mức tăng  cao nhất từ năm 2014 đến nay, cao hơn mức tăng của cả nước và cao hơn mục tiêu đề ra tới năm 2025. Quy mô nền kinh tế ước đạt trên 165,5 nghìn tỷ đồng. GRDP bình quân/người ước đạt khoảng 129,4 triệu đồng/người/năm - tiếp tục nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước.

Từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã trở thành “trung tâm công nghiệp” lớn không chỉ ở miền Bắc mà còn của cả nước. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ còn chiếm 6,58%, trong khi công nghiệp, xây dựng chiếm 64,22% và khu vực dịch vụ chiếm 29,2%. Năm 1998, tỉnh mới thu hút được 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 1 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI). Hiện nay, tỉnh có 8 trên tổng số 16 khu công nghiệp đi vào hoạt động, trong đó có khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc đạt chuẩn quốc tế; thu hút 1.278 dự án, trong đó có 450 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,53 tỷ USD và 828 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 125 nghìn. 

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt trên 40 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay; trong đó thu nội địa đạt gần 34 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán và tăng trên 7% so với cùng kỳ. Đô thị Vĩnh Phúc phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng với gần 30 đô thị.

Điều cần nhấn mạnh là, đồng bộ với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hòa với tăng trưởng kinh tế trong chỉnh thể toàn diện và thống nhất. Thí dụ, kỳ thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp THCS, tốt nghiệp THPT năm 2022, điểm trung bình các môn thi của tỉnh xếp thứ 2 toàn quốc. Các đơn vị y tế trong tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều kỹ thuật mới, hiện đại. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm ước còn 0,99%. Chế độ, chính sách với người có công và thân nhân người có công được đảm bảo. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ngày càng phát triển góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của  Nhân dân…

Lược qua những kết quả mới nhất này để muốn nói rằng, nỗ lực, quyết tâm không ngừng thực hiện lời dặn của Bác, tròn 60 năm qua của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã mang đến “trái ngọt”, tiến dần tới giàu có, phồn vinh. Tôi tin rằng, mỗi đảng viên và mỗi người dân tỉnh Vĩnh Phúc đều tự hào về những thành quả bước đầu mà chúng tôi đã đạt được.

Khung khổ pháp lý được hoàn thiện tạo tiền đề tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
Bác Hồ với các đồng chí lãnh đạo tỉnh năm 1963. (Ảnh tư liệu)

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, con người một cách tổng thể, bền vững và nhân văn

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc góp phần như thế nào vào thành công chung của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh trong 60 năm thực hiện lời Bác, thưa bà?

- Chúng tôi ghi nhớ, thấm nhuần và làm theo lời Bác dạy. Đó là: “Muốn làm tốt mọi công việc thì phải lãnh đạo tốt từ Tỉnh ủy đến Chi bộ. Lãnh đạo tốt nghĩa là thực hiện đầy đủ những Nghị quyết của Đảng, biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của Nhân dân… Cán bộ, lãnh đạo phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Thời gian qua, Tỉnh ủy luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trực tiếp là xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; đặc biệt xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác tư tưởng, giáo dục lý luận, chính trị, tuyên truyền chủ động đi trước một bước, tạo sự thống nhất trong tư tưởng và hành động của cán bộ, sự đồng thuận của Nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

Hệ thống tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, nguyên tắc tập trung dân chủ được giữ vững và phát triển. Đáng chú ý, năm 2022, Đảng bộ tỉnh kết nạp trên 2.100 đảng viên, vượt 10% chỉ tiêu; phát triển mới 33 tổ chức đảng trong doanh nghiệp, vượt 300% chỉ tiêu; đặc biệt phát triển mới 5 tổ chức đảng trong nghiệp FDI - đây là kết quả lần đầu tiên Đảng bộ tỉnh đạt được, sau nhiều năm rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ này.

Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng được chú trọng với phương châm không ngại va chạm, không có vùng cấm đã có tác dụng thiết thực trong việc cảnh tỉnh, răn đe, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên; giữ nghiêm kỷ luật của Đảng và  pháp luật của Nhà nước.  Công tác dân vận chủ động đổi mới theo hướng bám sát cơ sở, xuất phát từ Nhân dân… 

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và các kết quả trong thực tế đã tiếp tục củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng bộ và hệ thống chính trị của tỉnh; đồng thời, góp phần rất quan trọng vào thành tựu đạt được trong 60 năm thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ.

- Giai đoạn tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục thực hiện lời Bác dặn như thế nào, thưa bà?

- Mặc dù đã trở thành một trong những tỉnh, thành phố phát triển nhất ở miền Bắc, nhưng so với tiềm năng, thế mạnh và so với các thành phố lớn thì Vĩnh Phúc vẫn còn khó khăn, hạn chế và khiếm khuyết. Nhiều nút thắt, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội chưa được tháo gỡ như mong muốn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị còn nhiều điểm cần phải khắc phục một cách hiệu quả hơn nữa.

Để xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh “giàu mạnh, phồn vinh” như mong muốn của Bác Hồ, thời gian tới, đội ngũ cán bộ trong tỉnh phải thật sự đoàn kết, chung một ý chí, kiên định mục tiêu: Tất cả vì hạnh phúc của Nhân dân.

Vĩnh Phúc phải tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững và nhân văn; không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong quá trình phát triển, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Chúng tôi cần tranh thủ “thời cơ vàng” để hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực, thu hút đầu tư, thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng  và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!
HỒNG LOAN thực hiện

Diễn đàn

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu khảo sát tình hình xâm thực bờ biển tại khu vực Công viên biển Bình Sơn, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Diễn đàn

Tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu

Từ đầu năm đến nay, phát huy vai trò, trách nhiệm, Thường trực HĐND Ninh Thuận đã tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND: Ban hành quy định theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh; chỉ đạo nâng chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND; chỉ đạo tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu HĐND tỉnh... Hoạt động giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu được đẩy mạnh, tập trung vào những vấn đề đông đảo cử tri tại địa bàn ứng cử quan tâm.

Đoàn khảo sát làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Giải quyết nhanh các vướng mắc trong thực hiện đối với từng dự án

Với những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong quá trình khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, cần quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ bản (XDCB) đối với nhiệm vụ phát triển của địa phương. Đặc biệt, phân công rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh những vướng mắc để bảo đảm tiến độ thực hiện đối với từng dự án.

Thường trực HĐND khảo sát thực tế tại Dự án tái định cư - phát triển đô thị thành phố Vĩnh Long
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng, phát triển chung

Qua khảo sát thực tế 18 công trình, dự án tại 10 đơn vị, chủ đầu tư và làm trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long đã thẳng thắn chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật, nghị quyết của HĐND tỉnh về đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn. Từ đó, kiến nghị nhiều giải pháp khắc phục, tháo gỡ; nhất là yêu cầu rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh các vướng mắc đối với từng dự án...

Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Hồng Phúc chủ trì khảo sát thực tế công trình đầu tư Bờ kè thị trấn Tân Thạnh
Hội đồng nhân dân

Tạo đột phá trong huy động nguồn lực đầu tư công

Qua giám sát công tác lập, quản lý đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, HĐND tỉnh Long An đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về đầu tư công gắn với quyền hạn, trách nhiệm được giao; huy động lực lượng chuyên gia góp ý ngay từ đầu… Đặc biệt, cần có đột phá trong xây dựng, huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm sự hài hòa giữa đầu tư phát triển kinh tế và xã hội.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều đi thực tế cơ sở tìm hiểu, giám sát việc giải quyết vấn đề cử tri kiến nghị
Hội đồng nhân dân

Trực diện giám sát vấn đề cử tri bức xúc

Phát huy tinh thần, trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thời gian qua được Thường trực HĐND tỉnh Long An đặc biệt quan tâm; qua đó, nhiều kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại xác đáng của cử tri, công dân được kịp thời giải quyết, tạo đồng thuận trong xã hội.

Chủ tọa điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án
Hội đồng nhân dân

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

HĐND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Cần quy định thống nhất, cụ thể

Trên thực tế, có những nghị quyết cá biệt nội dung phức tạp cần lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng; có cần phải đánh giá tác động về xã hội, về môi trường hay không... Đây là những câu hỏi chưa được trả lời, rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn. Việc có một quy định thống nhất, cụ thể về quy trình, thủ tục, trình tự ban hành nghị quyết cá biệt tại các kỳ họp HĐND hết sức cần thiết.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 18, HĐND huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng đất đai của 8 luật khác nhằm xử lý mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Nội dung Điều 245 Luật Đất đai 2024 sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương liên quan thẩm quyền HĐND tỉnh, huyện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 72 Luật Đất đai 2024 cơ bản kế thừa các quy định Luật Đất đai 2013 và đẩy mạnh phân cấp hơn trước.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tuyến đường kiểu mẫu tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc
Hội đồng nhân dân

Làm gì để sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc, xứng đáng là huyện dẫn đầu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ... Đoàn giám sát HĐND tỉnh cho biết, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở - ảnh NGUYỄN OANH
Hội đồng nhân dân

Kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc đạt hiệu quả cao, đi đầu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Lê Trường Giang gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri
Diễn đàn

Bài cuối: Kiên trì đeo bám, không để kiến nghị bị “lãng quên”

Bên cạnh chú trọng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự để có cơ sở theo dõi, đôn đốc giải quyết… Thường trực HĐND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An cùng với các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu xác định rõ giám sát kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”.

Toàn cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm định mức biên chế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Để bảo đảm định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học, thì việc ban hành quyết định giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 là cần thiết… Tuy nhiên, cần quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh/lớp theo quy định; nghiên cứu kỹ việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên để có tính toán, phân bổ khoa học;…

Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Định kỳ nghe báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết

Theo Thường trực HĐND huyện Thanh Chương, việc Thường trực HĐND huyện định kỳ tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ thực hiện đúng quy định trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu.

HĐND huyện Yên Thành giám sát việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025.
Diễn đàn

Bài 1: Hướng về cơ sở, tăng cường khảo sát thực tế

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 5, nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua, nhiều cách làm hiệu quả đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực như: tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND; định kỳ tổ chức họp nghe tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị; tăng cường hướng về cơ sở; đồng hành với chính quyền, giám sát các kiến nghị ngay trong quá trình giải quyết…

HĐND các tỉnh, thành phố đang phải tổ chức rất nhiều kỳ họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh
Diễn đàn

Bài cuối: “Trao quyền” cho Thường trực HĐND giải quyết các vấn đề phát sinh

Thường trực HĐND là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của HĐND. Tuy nhiên, hiện nay mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND chỉ được giải quyết tại kỳ họp HĐND chứ không quy định về việc HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND thực hiện một số công việc phát sinh thuộc thẩm quyền của HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp. Điều này khiến HĐND đang phải tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề gây tốn kém ngân sách, không phát huy được vai trò của Thường trực HĐND.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa Ảnh: Minh Hiếu
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo chuyên nghiệp, hiệu quả

Chất vấn; xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND… là các hình thức giám sát của HĐND. Như vậy, hoạt động giám sát của đại biểu HĐND chiếm phần lớn thời gian và cường độ làm việc lớn. Để hoạt động giám sát của HĐND ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, cần tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách tại các Ban HĐND.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Khải Hân
Diễn đàn

Hướng dẫn các hội tự đề xuất thực hiện nhiệm vụ phù hợp

Làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp về công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội; giao biên chế, khoán kinh phí hoạt động và cơ chế giao nhiệm vụ, ủy thác thực hiện nhiệm vụ đối với một số tổ chức hội trên địa bàn, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh đề nghị, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có hướng dẫn cụ thể để các tổ chức hội tự đề xuất nhận thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, tiêu chí hoạt động.

Đoàn giám sát làm việc tại UBND tỉnh. Ảnh: Diệu Thảo
Diễn đàn

Đồng bộ triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển điện

Khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, cung ứng, tiêu thụ điện năng lớn trên địa bàn và làm việc với UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đề nghị, tỉnh tiếp tục khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực điện lực của địa phương. Triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển điện lực bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh và các Quy hoạch năng lượng quốc gia…

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương giám sát thực tế tại Đền An Sinh. Ảnh: Tuấn Nguyên
Diễn đàn

Khai thác giá trị di sản xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn

Làm việc với UBND thị xã Đông Triều về thực hiện chính sách, pháp luật bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, Đoàn giám sát Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, thị xã và các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát, tập hợp những dữ liệu liên quan để chỉnh sửa, bổ sung các nội dung giới thiệu về di tích; khai thác tối đa giá trị về cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa - lịch sử. Từ đó, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm, các tuyến du lịch hấp dẫn, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.