Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest bị phạt hơn 1 tỷ đồng do 'bán chui' hơn 6 triệu cổ phiếu HPX

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) bị UBCKNN xử phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng và đình chỉ giao dịch chứng khoán vì "bán chui" cổ phiếu.

Vừa qua, UBCKNN ra Quyết định số 245/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Đỗ Quý Hải. 

Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest bị phạt hơn 1 tỷ đồng do 'bán chui' hơn 6 triệu cổ phiếu HPX -0
Quyết định xử phạt chủ tịch Hải Phát Invest và cấm giao dịch chứng khoán trong 4 tháng.

Cụ thể, ông Đỗ Quý Hải - Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest bị xử phạt hành chính số tiền 1.255.920.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 và điểm h khoản 5 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31.12.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 và khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP (Nghị định số 128/2021/NĐ-CP) do có hành vi vi phạm hành chính: Không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Ngoài ra, ông Đỗ Quý Hải còn bị đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn 04 tháng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.

Trước đó, ngày 30.11.2022,  ông Đỗ Quý Hải đã bán gần 6,28 triệu cổ phiếu HPX nhưng không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch. 

Trong cùng thời điểm, bà Chu Thị Lương – vợ ông Hải đã bán hơn 2,5 triệu cổ phiếu HPX nhưng không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch. Với hành vi trên, bà Chu Thị Lương bị xử phạt gần 513 triệu đồng.

Với lý do tương tự, UBCKNN đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 206 triệu đồng đối với ông Đỗ Quý Đường - em trai ông Đỗ Quý Hải. Cùng ngày 30.11.2022, cá nhân này đã bán hơn 1 triệu cổ phiếu HPX nhưng không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch.

Ngoài phạt tiền, vợ và em trai Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest đều bị đình chỉ giao dịch trong thời gian 4 tháng.

Các giao dịch trên thực hiện lúc làn sóng “call margin” đổ bộ vào HPX khi mã này lao dốc không phanh với nhiều phiên sàn liên tiếp. Tại phiên 30/11/2022, cổ phiếu HPX ghi nhận khối lượng khớp lệnh kỷ lục lên đến 165 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch lên đến gần 1.400 tỷ đồng.

Từ tháng 11.2022 đến nay, các công ty chứng khoán đã bán giải chấp hơn 74 triệu cổ phiếu HPX (tương ứng 24% vốn) của Chủ tịch Đỗ Quý Hải cùng với các thành viên khác trong gia đình.

Bên cạnh đó, từ ngày 27.12.2022 đến 3.2.2023, Chủ tịch Hải Phát đã chủ động bán 17,9 triệu cổ phiếu HPX theo phương pháp khớp lệnh.

Từ đầu năm 2022 tới nay, Chủ tịch Đỗ Quý Hải đã bán ra 25,65% vốn điều lệ để giảm sở hữu từ 40,04% về còn 14,39% vốn điều lệ. Trong đó, chủ yếu là bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Trong năm 2022, bà Chu Thị Lương cũng giảm sở hữu từ 3,75% về còn 2,05% vốn điều lệ; ông Đỗ Quý Đường giảm sở hữu từ 1% về còn 0,17% vốn điều lệ; ông Đỗ Quý Thành - Phó tổng giám đốc bán ra toàn bộ 2,93% vốn điều lệ để giảm sở hữu về 0 cổ phiếu.

Ngày 30.11.2022, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital bán ra toàn bộ hơn 36 triệu cổ phiếu HPX, giảm sở hữu từ 11,91% vốn điều lệ về 0%. 

Kinh tế

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

21 ngành bị ảnh hưởng nếu ngành bia suy giảm

Chiều 25.11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát tổ chức hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia Việt Nam".

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp
Kinh tế

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp

Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như "Giếng tổ" trong ngành dầu khí Việt Nam. Đây là giếng khoan tìm kiếm dầu khí đầu tiên trên cấu tạo mỏ Tiền Hải C, cũng là nơi phát hiện dòng khí công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại Việt Nam, sau hơn 15 năm lao động vất vả, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ của thế hệ dầu khí đầu tiên.

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam
Kinh tế

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam

Nhằm cải thiện khả năng thích ứng với công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030; từ năm 2031 - 2035, phát triển hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp hỗ trợ có tín hiệu tích cực
Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp hỗ trợ có tín hiệu tích cực

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu tác động môi trường, TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách khuyến khích sản xuất xanh, áp dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời, phát triển các nhà máy thông minh.

Chương trình ưu đãi “Chi tiêu thả ga, hoàn tiền tối đa” dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế của LPBank đang có mức hoàn tiền lên đến 20%.
Tài chính

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22.11.2024, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế
Kinh tế

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) quy định thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá, đồng thời quy định lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối đối với các mặt hàng thuốc lá. Nhiều ý kiến cho rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nên thuốc lá là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ tác động về kinh tế - xã hội nhiều chiều để có lộ trình phù hợp khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này.

Yếu tố xã hội (S) trong ESG ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản
Kinh tế

Giá trị xã hội trong các dự án bất động sản

Yếu tố xã hội (S) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Làm thế nào để các nhà đầu tư tạo ra những dự án không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần xây dựng các cộng đồng đa dạng, năng động, và bảo đảm bình đẳng xã hội? Việc này bao gồm cung cấp nhà ở giá cả phải chăng, mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hài hòa lợi ích để đạt mục tiêu kép

Tuần qua, khi thảo luận tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH nhấn mạnh yêu cầu hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đây là bài toán khó nhưng phải giải cho được để đạt mục tiêu kép: kiểm soát tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách mà không làm tổn hại đến doanh nghiệp, người dân, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo ý kiến của các chuyên gia, để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện chính sách, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và chú trọng vào hợp tác quốc tế.

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt
Kinh tế

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt

Theo các chuyên gia, "ba nhà" ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.