Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?

Trong khi thế giới tập trung sự chú ý vào các chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Châu Âu, Trung Quốc và Nga, tác động của các chính sách mà ông ban hành đối với châu Phi và châu Mỹ Latin cũng sâu sắc không kém. Đặc biệt khi ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, chính sách của Hoa Kỳ từ lâu đã là một thế lực không thể miễn dịch.

Đầu tiên, các chính sách của Tổng thống Donald Trump - đặc biệt là việc ông rút lui khỏi các cam kết viện trợ nước ngoài - đã ngay lập tức ảnh hưởng sâu rộng đối với các quốc gia phụ thuộc vào viện trợ. Quyết định đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) của Tổng thống Donald Trump sẽ giáng một đòn mạnh vào các nước châu Phi, làm suy yếu hệ thống y tế công cộng và làm xói mòn uy tín của Hoa Kỳ. Trong khi đó, sự trở lại của Trump có thể gây ra sự thay đổi theo hướng hữu khuynh ở Mỹ Latin sau nhiều thập kỷ thử nghiệm xã hội chủ nghĩa thất bại.

Khoảng trống ở châu Phi

Châu Phi là lục địa đã và sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Mục tiêu tinh giảm đầu tiên của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu, là USAID, cơ quan đóng vai trò là nền tảng của viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ kể từ đầu những năm 1960. Là một trong những đơn vị tài trợ lớn nhất cho các sáng kiến ​​y tế toàn cầu – từ thuốc chống sốt rét đến phương pháp điều trị AIDS - USAID đã đóng vai trò không thể thiếu trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng trên khắp thế giới đang phát triển.

a438144a-b3cc-4fb3-8ea1-cfe55d94dac5-1024x683.jpg
Nguồn: INT

Mặc dù các chương trình của USAID không phải là không có sai sót, nhưng ngân sách 40 tỷ USD của cơ quan này – ít hơn 1% chi tiêu của liên bang – đã cung cấp một cách hiệu quả về mặt chi phí để giúp đỡ người nghèo trên thế giới và thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ. Việc cắt giảm tài trợ đột ngột và bất ngờ cho các bệnh viện và các dự án viện trợ không chỉ tàn nhẫn và liều lĩnh mà còn làm suy yếu uy tín của Hoa Kỳ, đặc biệt là ở các nước châu Phi.

Tổng thống Donald Trump đã biện minh cho động thái cắt viện trợ cho Nam Phi bằng cách viện dẫn các cáo buộc chính quyền nước này thiên vị, chống người da trắng trong các hoạt động tịch thu đất đai. Ông đồng tình với tuyên bố của Elon Musk rằng đất nước này đã ban hành "luật sở hữu phân biệt chủng tộc". Trong bối cảnh chính quyền Nam Phi vốn đã gặp nhiều khó khăn, việc đột ngột bị cắt viện trợ cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất thế giới chắc chắn sẽ càng gây ra khó khăn.

Nếu Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất cắt giảm các chương trình viện trợ nước ngoài, mọi thứ đã đủ tệ rồi. Nhưng việc Tổng thống Donald Trump khăng khăng rằng châu Âu phải tự trả tiền cho hoạt động quốc phòng của mình – một yêu cầu hoàn toàn hợp lý – gần như chắc chắn sẽ thúc đẩy các chính phủ châu Âu chuyển hướng sử dụng nguồn ngân sách cho viện trợ nước ngoài để bảo vệ hệ thống phúc lợi hào phóng của họ. Thủ tướng Anh Keir Starmer đã tuyên bố cắt giảm viện trợ để tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% GDP vào năm 2027.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại ở châu Phi. Bất chấp những vấn đề kinh tế của riêng mình, Trung Quốc vẫn cam kết sâu sắc mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của lục địa Đen. Trên thực tế, sự suy thoái kinh tế đang diễn ra có thể sẽ thúc đẩy chính phủ Trung Quốc giành được chỗ đứng vững chắc hơn nữa trên lục địa này.

Bất an ở Mỹ Latin

Phải thừa nhận rằng, chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với khu vực này vô cùng thất thường. Bên cạnh những tuyên bố sẽ tái lập quyền kiểm soát của Hoa Kỳ đối với Kênh đào Panama và nói với Mexico rằng Hoa Kỳ không bị ràng buộc bởi thỏa thuận thương mại tự do mà chính ông đã đàm phán trong nhiệm kỳ đầu tiên, cuộc chiến thuế quan toàn cầu của ông Donald Trump có nguy cơ gây ra mối đe dọa đáng kể đối với các nền kinh tế Mỹ Latin.

Bên cạnh đó, sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump có thể báo hiệu một sự dịch chuyển rộng lớn hơn sang cánh hữu ở khu vực. Các nền kinh tế lớn nhất của Mỹ Latin như Brazil, Mexico và Argentina - đã trở thành sân chơi cho các nhà kinh tế cánh tả trong phần lớn thế kỷ 21, đặc biệt là trong những năm gần đây. Con đường này chưa giúp họ tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững.

Brazil là một ví dụ điển hình. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2003-11), Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đã hưởng lợi từ sự bùng nổ hàng hóa và theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô tương đối bảo thủ. Nhưng trong nhiệm kỳ hiện tại, chính quyền của ông đã phải vật lộn để kiểm soát chi tiêu công và kiểm soát lạm phát. Ông cũng nhiều lần xung đột với ngân hàng trung ương Brazil về việc tăng lãi suất, ngay cả khi đồng tiền của nước này giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Argentina là một điểm sáng hiếm hoi. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 12.2023, Tổng thống theo chủ nghĩa tự do Javier Milei đã xoay xở để hạ lạm phát từ 211,4% xuống 84,5%, với một số dự báo riêng cho rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm sẽ thấp tới 23% vào năm 2025. Ông cũng đã ổn định nền kinh tế sau một thời gian ngắn thắt lưng buộc bụng, giảm quy mô chính phủ và xóa bỏ thâm hụt ngân sách - điều mà ngay cả các chính phủ bảo thủ trước đây cũng không đạt được. Thành công ban đầu của Milei mang lại hy vọng thực sự rằng Argentina cuối cùng có thể thoát khỏi chu kỳ quản lý kinh tế yếu kém của mình.

Trong khi nhiều người Mỹ tiến bộ khó chịu vì mối quan hệ thân thiết của vị Tổng thống tỷ phú ở Argentina và vị tỷ phú Tổng thống của nước Mỹ, thì liên minh của họ lại được ca ngợi ở Argentina. Sự ủng hộ của ông chủ Nhà Trắng có thể củng cố vị thế khu vực của ông Milei, có khả năng thúc đẩy sự chuyển dịch của Mỹ Latin sang cánh hữu.

Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.