Chính phủ cần đánh giá thấu đáo tình trạng doanh nghiệp rời thị trường

Chỉ ra 3 điểm bất thường trong việc doanh nghiệp rời khỏi thị trường, ĐBQH Trần Thị Hiền (Hà Nam) cho rằng Chính phủ cần phân tích thấu đáo thực trạng này để có giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp.

Phát biểu trên hội trường sáng nay, ĐBQH Trần Thị Hiền (Hà Nam) dẫn Báo cáo của Chính phủ cho biết, 4 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng có 19,9 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường (bao gồm thành lập mới và quay trở lại hoạt động) và có tới 19,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (bao gồm tạm ngừng kinh doanh và làm thủ tục giải thể).

Chính phủ cần đánh giá thấu đáo tình trạng doanh nghiệp rời thị trường -0
Theo ĐBQH Trần Thị Hiền, số doanh nghiệp gia nhập thị trường và rút lui khỏi thị trường tương đương nhau là điều chưa từng thấy kể từ năm 2020

Tính chung 4 tháng có 78,9 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường, đồng thời cũng có tới 77 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong số đó có 27 nghìn doanh nghiệp (chiếm 35%) đã và đang làm thủ tục giải thể.

“Những số này cho thấy 3 vấn đề bất thường rất đáng quan tâm về tình hình hoạt động doanh nghiệp”, ĐBQH Trần Thị Hiền nói.

Thứ nhất số doanh nghiệp gia nhập thị trường và số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tương đương nhau - đây là điều chưa từng thấy. Theo dõi số liệu thống kê từ năm 2020 – thời điểm Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp đến nay thì hàng năm số doanh nghiệp gia nhập thị trường luôn cao hơn rất nhiều so với số rời khỏi thị trường.

Điều bất thường thứ hai là con số bình quân 19,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mỗi tháng có thể nói là mức tăng đột biến nếu so sánh với mức bình quân 11,9 nghìn vào năm 2022, 10 nghìn vào năm 2021, 8,5 nghìn vào năm 2020, 6 nghìn vào năm 1999.

Điều bất thường thứ ba là điều này xảy ra ngay từ những tháng đầu năm là thời điểm thông thường doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh và xu hướng này có thể diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới như đánh giá trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Theo ĐBQH Trần Thị Hiền, từ cuối năm 2022 Chính phủ nỗ lực chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, giải pháp để gỡ khó, tăng cường khả năng chống chịu cho doanh nghiệp nhưng mức độ tác động và hiệu quả dường như chưa được như kỳ vọng. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang vùng vẫy trong tứ bề khó khăn bởi thiếu đơn hàng, thiếu thị trường, thiếu vốn, lãi suất cao, chuỗi cung ứng chưa phục hồi thông suốt.

ĐBQH Trần Thị Hiền cho rằng, việc thành lập hay giải thể doanh nghiệp là chuyện bình thường trong vận hành kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến, đến mức bất thường số doanh nghiệp rời khỏi thị trường cần được Chính phủ, Bộ Kế hoạch – Đầu tư chỉ đạo đánh giá, phân tích thấu đáo hơn.

“Phải nhận diện rõ ràng, chính xác thực trạng doanh nghiệp rút khỏi thị trường ở loại hình nào, lĩnh vực gì, quy mô vốn và nhân lực ra sao, nguyên nhân ngừng hoạt động,… Trong đó cần chú trọng đánh giá những nguyên nhân chủ quan liên quan đến trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế để có những giải pháp thực tế hơn, hỗ trợ thiết thực hơn cho cộng đồng doanh nghiệp nội địa”, ĐBQH Trần Thị Hiền đề xuất.

Cũng theo đại biểu Trần Thị Hiền, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với những biến động khó lường, những khó khăn chưa có tiền lệ, để nuôi dưỡng cộng đồng doanh nghiệp, cần nghiên cứu để có những chính sách ưu đãi căn cơ hơn nữa về thuế thu nhập, tiền sử dụng đất..., thay cho những chính sách hỗ trợ mang tính tạm thời, chưa đủ để tạo đà phục hồi doanh nghiệp.

Kinh tế

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.

Nâng cao năng lực chế tạo, làm chủ công nghệ khuôn mẫu
Kinh tế

Nâng cao năng lực chế tạo, làm chủ công nghệ khuôn mẫu

Trong bối cảnh kỹ thuật khuôn mẫu đang được coi là ngành kỹ thuật nòng cốt, là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất, nhu cầu về khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, cơ khí, chi tiết máy, linh kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một lớn thì việc phát triển và bồi dưỡng chuyên gia được nhận định là yếu tố vô cùng quan trọng.

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U
Thị trường

Mua xăng không cần tiền mặt trên ứng dụng PVOIL 4U

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã chính thức kết nối thành công hệ thống thanh toán trên ứng dụng PVOIL 4U của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua xăng dầu tại các điểm bán trên toàn hệ thống PVOIL.

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Thị trường

Cơ hội sở hữu ô tô SUV B+ đẳng cấp cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024, OMODA C5 hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Triển khai Thông tư số 68 về giao dịch chứng khoán
Kinh tế

Triển khai Thông tư số 68 về giao dịch chứng khoán

Ngày 24.10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư số 68/2024/TT-BTC ngày 18.9.2024 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Thông tư số 68/2024/TT-BTC).

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam
Kinh tế

Grab với dấu ấn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam cho biết, đánh dấu kỷ niệm 10 năm hoạt động, Grab xác định tầm nhìn cho tương lai tại Việt Nam. Grab sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính với mục tiêu tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo chiến lược dài hạn.

Sắp có quy định về tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng
Kinh tế

Sắp có quy định về tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Dự thảo quy định rõ các điều kiện cho các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước lựa chọn để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu.

Bảo đảm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kinh tế

Cần chuẩn hóa, minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào

Ngành dệt may, giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định
Kinh tế

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là khái niệm mới, hiện chưa có quy định cụ thể nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.