Chiến thắng ở Nam Carolina mang lợi thế gì cho Donald Trump?

Trong cuộc bầu cử sơ bộ vào cuối tuần qua ở bang Nam Carolina, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giành chiến thắng lớn trước cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Nikki Haley. Chiến thắng này đã giúp ông Donald Trump tiến thêm một bước quan trọng giành sự đề cử của đảng Cộng hòa, trong cuộc tái đấu hứa hẹn với đương kim Tổng thống Joe Biden vào tháng 11 tới.

Cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng tại bang Nam Carolina. Ảnh: AFP
Cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng tại bang Nam Carolina. Ảnh: AFP

Theo hãng tin AP, kết quả trên được các hãng truyền thông Mỹ đưa ra bằng các phương pháp như phân tích số lượng cử tri đi bầu, hỏi ý kiến của cử tri tại điểm bỏ phiếu và tính toán khoảng cách giữa các ứng viên. Chính vì vậy, những phân tích này luôn chính xác và là căn cứ xác định nhanh chóng người chiến thắng trước sơ bộ phiếu được kiểm.

Ý nghĩa đặc biệt của cuộc bầu cử sơ bộ ở Nam Carolina

Trước cuộc bầu cử sơ bộ tại Nam Carolina, ông Trump đã thắng bà Haley ở hàng loạt các bang khác, song cuộc bầu cử tại bang này lại có ý nghĩa đặc biệt hơn. Cuộc bầu cử sơ bộ của Nam Carolina trong lịch sử luôn là điểm tựa đáng tin cậy đối với Đảng Cộng hòa. Trong hầu như tất cả cuộc bầu cử sơ bộ kể từ năm 1980, người chiến thắng của Đảng Cộng hòa ở Nam Carolina đều sẽ trở thành ứng viên đại diện đảng tranh cử tổng thống.

Hơn nữa, bà Haley vốn đã có ưu thế hơn ông Trump trước khi bước vào cuộc bầu cử ở Nam Carolina, bởi bà từng giữ hai nhiệm kỳ thống đốc và vẫn nhận được sự ủng hộ lớn tại bang này. Chính vì vậy, chiến thắng tại bang Nam Carolina của ông Donald Trump quan trọng không chỉ một phần bởi đây chính là quê hương của bà Nikki Haley, mà còn là kết quả của một chiến dịch tranh cử quyết liệt và bài bản của ông.

Hiện tại, ông Donald Trump đã giành chiến thắng tại khắp các vùng ở Mỹ, từ Đông Bắc (bang New Hampshire), Trung Tây (bang Iowa), miền Tây (Nevada), miền Nam (Nam Carolina) và cả vùng lãnh thổ Quần đảo Virgin Mỹ. Trong trường hợp giành được toàn bộ 50 phiếu đại cử tri tại Nam Carolina, ông Trump sẽ nới rộng khoảng cách dẫn đầu và ngày càng thể hiện rõ ràng việc ông sẽ sớm đạt được cột mốc 1.215 đại cử tri trước khi kết thúc lịch bầu cử sơ bộ vào tháng 6 tới. Chưa tính kết quả tại Nam Carolina, ông Trump đã có 92 phiếu trong khi bà Haley chỉ có 17 phiếu.

Chiến dịch tranh cử quyết liệt

Các trợ lý thân cận với chiến dịch tranh cử của ông Donal Trump cho biết, kế hoạch mà đội ngũ của ông vạch ra cho cuộc bầu cử sơ bộ ở Nam Carolina là giành sự ủng hộ của hàng loạt quan chức bang một cách nhanh nhất. Mặc dù đây chưa phải là một chiến thắng áp đảo hoàn toàn, nhưng ông vẫn dẫn trước bà Haley với khoảng cách tỷ lệ ủng hộ khá rộng là 20 điểm phần trăm trong cuộc bầu cử tại bang này.

Ngoài ra, nhà quản lý chiến dịch Chris LaCivita cho biết, sự ủng hộ của hàng loạt tên tuổi ở Nam Carolina dành cho ông Donald Trump đã đóng một vai trò quan trọng quyết định cuộc bầu cử sơ bộ ở bang này. Một phần quan trọng khác trong chiến thắng của ông Trump là thu thập dữ liệu của hàng nghìn cử tri tham dự các cuộc vận động tranh cử của vị cựu Tổng thống. Suốt nhiều tháng, các nhân viên của ông Trump đã sử dụng dữ liệu cử tri để thường xuyên liên lạc với các cử tri tiềm năng nhằm thuyết phục họ. Cách vận động này đã được ông Donald Trump sử dụng trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa và New Hampshire, và đều mang lại kết quả như mong muốn.

Một tháng trước cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Nam Carolina, ông Donald Trump đã giành sự ủng hộ của 158 nguyên lãnh đạo và đương nhiệm tại bang này, bao gồm các nhà lập pháp, thị trưởng và cảnh sát trưởng. Trong khi cho tới tuần này, bà Haley mới có được sự ủng hộ của 1 nghị sĩ Mỹ, 11 nghị sĩ bang và 2 thị trưởng. Việc thu hút sự ủng hộ của các nhân vật cấp cao là một hoạt động phổ biến trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nhưng việc giành được sự ủng hộ của nhiều lãnh đạo sẽ giữ một vai trò rất lớn trong chiến thắng của ông Donald Trump tại bang này.

Hướng tới màn tái đấu

Theo CNN, một cố vấn của ông Trump cho biết, có thể kỳ vọng cựu tổng thống cùng với nhóm vận động tranh cử của ông sẽ bắt đầu chuyển hướng sâu rộng hơn sang cuộc tổng tuyển cử, sau kết quả phiếu ủng hộ tại bang Nam Carolina, và có những thảo luận về cách xây dựng đội ngũ ở các bang quan trọng như Michigan, Arizona và Georgia.

Với chiến thắng mới này, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới được cho gần như chắc chắn sẽ là màn tái đấu giữa ông Donald Trump và đương kim Tổng thống Joe Biden. Trong cuộc thăm dò dư luận mới nhất do tổ chức RealClearPolitics thực hiện, ông Trump đang có được sự ủng hộ của 46,1% cử tri trên toàn quốc, nhiều hơn 1,9 điểm phần trăm so với tỷ lệ ủng hộ 44,2% dành cho ông Biden.

Về phía đường đua của Đảng Dân chủ, Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng cuộc bầu cử sơ bộ tại Nam Carolina vào hôm 3.2 và chỉ còn một đối thủ duy nhất là hạ nghị sĩ Dean Phillips, người đang tiếp tục vận động tại Michigan trước cuộc bầu cử sơ bộ vào ngày 27.2, dù khó có khả năng đánh bại ông Joe Biden. Đảng Cộng hòa sẽ chính thức công bố ứng viên tổng thống và phó tổng thống vào ngày 15.7, trong khi đảng Dân chủ sẽ làm điều tương tự vào ngày 19.8. Hai ứng viên chính dự kiến có 3 lần tranh luận trước khi bước vào ngày bầu cử quyết định 5.11.

Theo tờ The Economist, trong trường hợp ông Donald Trump và ông Joe Biden đều là đại diện của hai đảng, đó sẽ là cuộc tái đấu lần đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ sau gần 70 năm. Trung bình các kết quả khảo sát cho thấy ông Donald Trump đang chiếm ưu thế với 46% sự ủng hộ so với 44% của ông Joe Biden.

Điểm yếu tiềm ẩn

Mặc dù hiện nay nhìn chung ông Donald Trump đang chiếm được lợi thế, nhưng giới quan sát vẫn cảnh báo có những rủi ro với ông khi mà các ứng viên độc lập và ôn hòa được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử cuối năm nay.

Theo chiến lược gia Chip Felkel của Đảng Cộng hòa, thực tế là bà Haley đã giành được 40% số phiếu bầu cuối tuần trước, so với 60% của ông Donald Trump, tỷ lệ này hẹp hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người. Hơn nữa, bà vẫn tuyên bố sẽ không dừng lại và tiếp tục chiến đấu ít nhất đến ngày "Siêu Thứ ba" (ngày 5.3), khi Đảng Cộng hòa tổ chức bầu cử sơ bộ ở 15 bang và vùng lãnh thổ.  

Theo hãng tin Reuters, bà sẽ có lịch trình dày đặc trong những ngày tới, di chuyển khắp đất nước từ bang Massachusetts đến Utah. Và đến nay, một số nhà tài trợ vẫn tiếp tục đề nghị hỗ trợ tài chính cho bà Haley, vì cho rằng bà là lựa chọn thay thế duy nhất nếu chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump gặp trục trặc.

Bên cạnh đó, cựu Tổng thống Mỹ vẫn đang phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc và dự kiến sẽ trình diện phiên tòa hình sự đầu tiên vào tháng 3 tới tại thành phố New York, Mỹ.

Quốc tế

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.