Các quốc gia EU cũng sẽ phải cắt giảm 10% thực phẩm bị lãng phí trong quá trình chế biến và sản xuất vào năm 2030, so với mức của năm 2020, tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi trước khi dự luật được thông qua và ban hành. Theo Reuters, dự thảo kế hoạch trên nhằm hạn chế lãng phí thực phẩm trong thập kỷ này. Liên minh lá cờ xanh cho biết, ước tính mỗi cư dân châu Âu lãng phí 131 kg thực phẩm mỗi năm, gây tốn kém tiền bạc của người tiêu dùng, thải ra lượng khí carbon dioxide dư thừa, gây lãng phí năng lượng, nhiên liệu và nước được sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
Theo một báo cáo vào năm ngoái, khoảng 153 triệu tấn thực phẩm ở EU bị vứt đi mỗi năm, gấp đôi ước tính trước đó và nhiều hơn 15 triệu tấn so với lượng thực phẩm được nhập khẩu. Chỉ riêng lượng lúa mì bị lãng phí ở EU đã bằng khoảng một nửa lượng lúa mì xuất khẩu của Ukraine và 1/4 lượng ngũ cốc xuất khẩu khác của EU. Theo ông Frank Mechielsen, giám đốc của Feedback EU, đơn vị thực hiện nghiên cứu và đưa ra báo cáo trên, cho biết: “Vào thời điểm giá lương thực tăng cao và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, việc EU có khả năng vứt bỏ nhiều lương thực hơn là nhập khẩu thực sự là một vụ bê bối”.
Trong thời gian tới, các nước EU sẽ phải đàm phán về luật cuối cùng với Nghị viện châu Âu, đồng thời phải thiết kế biện pháp để thúc đẩy doanh nghiệp và người tiêu dùng đạt được các mục tiêu ràng buộc nói trên. Điều đó có thể bao gồm quy tắc hạn chế các chương trình khuyến mãi khuyến khích mua quá nhiều thực phẩm dẫn đến lãng phí, khuyến khích nông dân và cửa hàng quyên góp sản phẩm dư thừa cho nhà bếp cộng đồng, cũng như đưa ra chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa hoa quả xấu mã và sứt sẹo ra thị trường thay vì vứt bỏ…Ngoài ra, Brussels đang nghiên cứu một hệ thống ghi nhãn rõ ràng hơn về ngày sử dụng “tốt nhất trước” và “hạn sử dụng” để tránh việc người tiêu dùng vứt bỏ thực phẩm vẫn còn có thể ăn được.
Trước đó, theo kêu gọi của Chiến lược Farm to Fork (Từ nông trại tới bàn ăn), Ủy ban châu Âu đã muốn đề xuất các mục tiêu ràng buộc về mặt pháp lý để giảm lãng phí thực phẩm trên toàn EU vào cuối năm 2023. Các mục tiêu này là một phần của sáng kiến rộng lớn hơn nhằm sửa đổi Chỉ thị khung về chất thải, trong đó đề xuất các biện pháp giảm phát sinh chất thải, đồng thời tăng cường chuẩn bị cho việc tái sử dụng hoặc tái chế chất thải. Ngày 1.10.2021, Ủy ban châu Âu công bố Đánh giá tác động ban đầu về việc thiết lập các mục tiêu cấp EU về giảm lãng phí thực phẩm thông qua cổng thông tin Have you say. Đánh giá này trình bày bối cảnh chính sách, các mục tiêu cấp EU, cũng như đánh giá sơ bộ về các tác động dự kiến của nó. Trong khoảng thời gian 1 tháng dành cho các ý kiến phản hồi, Ủy ban đã nhận được 85 phản hồi từ 18 quốc gia. Nhìn chung các ý kiến đều bày tỏ sự ủng hộ rộng rãi đối với việc thiết lập các mục tiêu. Ngày 24.5.2022, Ủy ban tiến hành cuộc tham vấn công chúng công khai về việc sửa đổi Chỉ thị khung về chất thải, bao gồm cả việc đặt ra các mục tiêu giảm thiểu chất thải thực phẩm của EU. Kết quả cũng cho thấy sự đồng thuận cao đối với việc ngăn ngừa lãng phí thực.